Quá trình phát triển của thai nhi tuần 26
Bắt đầu tuần thai thứ 26, bé phát triển rất nhanh, nặng khoảng 900g và dài 36cm nếu duỗi chân. Lúc này, não bộ của bé hoạt động rất tích cực, các cơ quan cảm giác của bé dần trở nên nhạy cảm, bé đã có thể nghe được tiếng mẹ nói.
Đa số các bé ở giai đoạn này đều bắt đầu cảm nhận được âm thanh và ánh sáng trong lòng tử cung. Bé có thể nghe được tiếng nói của mẹ và trả lời mẹ bằng các đạp nhẹ vào thành tử cung. Phổi của bé cũng đã bắt đầu hoạt động mạnh hơn. Bé có những bài tập hít thở ngắn, nhẹ và đều đặn. Đôi khi mẹ sẽ có cảm giác bé đang nấc cụt. Một số bé ở tuần 26 còn có thể nhấp nháy mắt và mút ngón tay. Lông mi và móng tay cũng bắt đầu mọc lên.
Ở giai đoạn này, các mẹ nên bắt đầu trò chuyện với con, cho con nghe nhạc du dương đồng thời giữ cho tâm trạng được thư thái, thoải mái, tránh lo âu, muộn phiền sẽ rất ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé.
Tuần thai thứ 26 cơ thể mẹ thay đổi ra sao
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần 26
Tuần thai thứ 26 là tuần áp cuối của thời kì tam cá nguyệt 2. Lúc này bụng của mẹ đã bắt đầu to lên, vú to ra và thâm đen, ra dáng bà bầu. Lúc đi ngủ, mẹ không thể nằm ngửa được nữa mà phải nằm nghiêng. Các mẹ có thể sử dụng lót gối kê dưới bụng, chân để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Ở thời kì này, các khớp của mẹ bắt đầu bị nới lỏng ra. Do bụng to nên trọng tâm của cơ thể bị dồn về phía trước. Điều này gây khó khăn và mất thăng bằng cho mẹ khi đi đứng.
Sự thay đổi tâm lý mẹ ở tuần 26
Cảm giác có thai, đang mang thai sẽ làm cho mẹ bận tâm rất nhiều và bớt quan tâm đến những việc khác. Đây cũng là lúc mẹ đắn đo có nên tiếp tục đi làm hoặc nên đi làm đến khi nào. Mẹ nên liên hệ bộ phận nhân sự ở nơi làm việc để xem các chính sách nghỉ thai sản cho phụ nữ mang thai. Mẹ cũng cần cân nhắc giữa vấn đề tài chính và hình thể trước khi đưa ra quyết định.
Một số lưu ý cho mẹ
Cẩn thận khi di chuyển. Bụng bầu to sẽ làm che khuất tầm nhìn phía dưới chân. Các mẹ cần cẩn thận gạt bỏ hết những chuớng ngại vật dưới chân mình để tránh bị vấp ngã.
Cũng ở giai đoạn này, mẹ sẽ bị những cơn chuột rút ghé thăm thường xuyên. Nguyên nhân là khi tử cung của mẹ lớn và nặng thêm, chúng gây áp lực lớn lên các mạch máu cũng như ảnh hưởng đến dây thần kinh. Các cơn chuột rút thường sẽ xuất hiện ở bắp chân và ngón chân. Chúng sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong những giai đoạn mang thai sắp tới. Việc bóp và duỗi chân, kết hợp với việc đi bộ thư giãn ít phút sẽ giúp cải thiện được tình trạng này.
Lời khuyên của bác sĩ trong tuần 26
Trao đổi với bác sĩ
Ở tuần thai thứ 26, cơ thể của mẹ sẽ xuất hiện những vết rạn, nứt da ở vùng bụng và mông, đùi. Những vết rạn này có thể gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Các mẹ có thể sử dụng những loại kem dưỡng chống rạn da cho bà bầu hoặc đến gặp bác sĩ để được tư vấn thuốc bôi.
Các xét nghiệm cần thiết
Một số các xét nghiệm được đề xuất cho mẹ.
- Đo cân nặng và huyết áp
- Kiểm tra lượng đường và đạm trong nước tiểu
- Kiểu tra nhịp tim của thai nhi
- Đo chiều cao của đáy vị (đỉnh tử cung)
- Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch cầu
- Giãn tĩnh mạch chân, sưng bàn chân và mắt cá
- Tư vấn những triệu chứng bất thường mà mẹ đã gặp
Đồng thời mẹ có thể trao đổi thêm với bác sĩ về các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Việc bắt đầu học những lớp kĩ năng làm mẹ như lớp học cho con bú,… cũng rất giúp ích trong thời gian này.
Sức khoẻ của mẹ và thai nhi tuần 26
Lưu ý về thực phẩm
Táo bón là tình trạng thường gặp khi mang thai. Khi thai nhi quá lớn, tử cung dãn nở gây chèn ép các cơ quan trong bụng, gây nên tình trạng táo bón. Để bổ sung chất xơ vào khẩu phẩn ăn hàng ngày, các mẹ có thể lựa chọn các loại rau củ như: đậu, đỗ, cà rốt, khoai lang, đu đủ chín,…
Đồng thời, các mẹ cần hạn chế những món ăn chứa nhiều đường và dầu mỡ. Những chất này sẽ làm cho thai nhi quá lớn, ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh nở.
Lưu ý về sức khoẻ
Cẩn thận với cảm giác khó tiêu và ợ chua. Thai nhi ngày một lớn dần, tử cung của mẹ cũng dần to ra, chèn ép các cơ quan khác, làm dạ dày bị nhỏ lại. Việc ăn quá no sẽ làm cho mẹ khó tiêu và ợ chua.
Mẹ cũng có thể xoa dịu các cơn đau lưng, chuột rút bằng những bài thể dục thả lỏng các cơ.
Lưu ý về dinh dưỡng
Bổ sung canxi và magie
Canxi có tác dụng co cơ, magie có tác dụng dãn cơ. Nếu cơ thể mẹ được bổ sung đều đặn hai chất này, những cơn chuột rút sẽ được làm dịu nhẹ đi, không còn làm khổ sở mẹ như truớc nữa.
- Thực phẩm chứa nhiều canxi: ghẹ, cua biển, tôm đồng, hàu, súp lơ xanh, đậu phụ, sữa chua, chuối, mận khô,…
- Thực phẩm chứa nhiều magie: hạt bí ngô, hạt mè, hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt điều, bắp cải, bông cải xanh, dưa chuột…
Quan tâm đến sắt và protein
Chất sắt đóng vai trò rất quan trọng cho phụ nữ mang thai. Thiếu sắt trong khẩu phần ăn sẽ gây nên tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, xanh xao, khó ngủ và tránh xuất huyết khi chuyển dạ. Để đảm bảo lượng sắt và protein cần thiết cho cả mẹ và bé, các mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu protein hàng ngày như thịt, cơm và các loại hạt dinh dưỡng như đậu, đỗ,…
Vitamin và khoáng chất
Ngoài dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi. Những loại vitamin cần được bổ sung trong giai đoạn này là:
- Vitamin B1: cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung tâm của thai nhi. Vắng mặt vitamin này sẽ gây ra những bệnh về tim và phổi cho bé. Những loại thực phẩm giàu vitamin B1: các loại ngũ cốc, cháo yến mạch, ngô, trứng,…
- Vitamin B6: giúp tăng cường trí não và phát triển hệ thần kinh. Bổ sung vitamin B6 còn giúp giảm cảm giác ốm nghén khi mang thai. Vitamin B6 có trong: đậu hà lan, ớt chuông, măng tây, bông cải xanh,…
- Vitamin E: là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên cơ và các tế bào hồng cầu. Thiếu vitamin E sẽ làm cho trẻ sinh ra bị nhẹ cân, nhưng thừa vitamin E lại có nguy cơ làm trẻ tử vong. Vitamin E có thể tìm thấy trong: quả bơ, hạnh nhân, bơ, bông cải xanh, đu đủ,…
Xem thêm bài viết:
Sự phát triển của thai nhi tuần 27 và những lưu ý
Nguồn tham khảo: tổng hợp
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!