Site icon Medplus.vn

Sự phát triển của thai nhi tuần 27 và những lưu ý

Quá trình phát triển của thai nhi tuần 27

Tuần mang thai thứ 27 đánh dấu sự chuyển tiếp giữa thời kì tam cá nguyệt 2 và 3. Ở tuần thứ 27, bé đã nặng 1kg và dài 37cm lúc duỗi chân. Lúc này, bé đã có thể nhấp nháy mắt và mọc lông mi.

Các giác quan của bé cũng trở nên nhạy dần. Mắt bé lúc này đã có thể cảm nhận được ánh sáng len lỏi qua màng tử cung. Bé cũng đã nhận biết được tiếng mẹ và bố. Tuy nhiên, khả năng nghe của bé vẫn còn bị hạn chế do lớp sáp dày bảo vệ tai khỏi bị nứt do nước ối.

Các chi của bé đã dài ra và bắt đầu tích tụ mỡ dưới da. Thai nhi tuần 27 đã có hình dạng gần tương tự như lúc sinh ra (tuy vẫn còn khá gầy và các chi dài mất cân đối).

Thai nhi tuần thứ 27 đã nặng 1kg và dài 37 cm

Tuần thứ 27- cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần 27

Cơ thể của mẹ ở tuần 27 vẫn giống như tuần 26. Ở tuần này, mẹ sẽ bị những con đau ghé thăm một cách thường xuyên. Lúc này thai nhi đang bắt đầu nặng thêm nên tử cung cũng sẽ phình to ra và đè lên các cơ quan khác. Do áp lực của phần bụng bị chùng xuống, mẹ sẽ luôn cảm thấy đau lưng và đau phần cơ bụng gắn với xương chậu. Việc xoa và ấn nhẹ thường xuyên vào các phần cơ này sẽ phần nào làm dịu đi cơn đau.

Cũng trong thời gian này, cơ thể mẹ sẽ tăng lượng chất dịch trong nguời. Điều này gây ra sự phù nề ở một số phần của cơ thể, mẹ nên tháo nhẫn, vòng tay,… trước khi chúng trở nên quá chật. Bầu sữa của mẹ cũng trở nên căng hơn và đầu ti bắt đầu thâm đen. Mẹ nên tìm hiểu về các cách chăm sóc đầu ti để cho con bú sau này.

Việc đi đứng và cúi gập người cũng trở nên khó khăn hơn nhiều trong những tuần tới. Đây là lúc thích hợp để mẹ làm những động tác như cắt móng chân,… và chuẩn bị một đôi giày bằng để tránh gây phiền toái khi đi đứngcho những tuần sắp tới.

Ở tuần mang thai thứ 27, cơ thể mẹ xuất hiện những vết phù nề

Sự thay đổi tâm lý mẹ ở tuần 27

Nếu đã từng sinh non trước đây, đây sẽ là thời điểm mẹ bắt đầu cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, việc lo lắng rất có hại cho cả mẹ và bé trong thời gian này. Một tin vui cho các mẹ là thai nhi tuần 27 nếu chẳng may bị sinh non vẫn có khả năng sống tốt và phát triển hoàn thiện nếu được chăm sóc trong lồng kính. Những gì mẹ cần là chuẩn bị tâm lí thoải mái và tận hưởng thời gian dành cho bản thân.

Mẹ cũng cần tránh những nhận xét tiêu cực về ngoại hình lúc mang thai của mình. Người mẹ mang thai luôn có những vẻ đẹp độc nhất mà không ai có thể sánh được. Giữ tâm lí mình luôn ổn định và tránh dọn nhà, chuyển nhà để tránh động thai trong thời gian này.

Lưu ý cho mẹ

Những bài vận động nhẹ như đi bộ nửa giờ mỗi ngày và hít thở không khí sẽ khiến cho mẹ ngủ ngon hơn, đồng thời tránh được những cơn đau. Các bài tập co dãn cơ và ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp cho máu lưu thông tốt hơn.

Mẹ nên giữ tâm lí thoải mái, tránh căng thẳng ảnh hưởng đến thai nhi

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần 27

Trao đổi với bác sĩ

Từ tuần mang thai thứ 27 trở đi, mẹ nên đến gặp bác sĩ hai tuần một lần. Tuỳ vào tiền sử và nguy cơ mắc bệnh, mẹ nên xét nghiệm lại máu để phát hiện các bệnh như HIV, giang mai, lậu, chlamydia…

Các xét nghiệm cần thiết

Nếu trong lần khám tiền sản đầu tiên, xét nghiệm cho thấy mẹ có Rh âm tính, mẹ nên tiêm globulin miễn dịch Rh để ngăn cơ thể sản sinh các kháng thể tấn công máu của bé. Nếu Rh dương tính, mẹ sẽ được tiêm thêm một mũi globulin sau khi sinh để miễn dịch Rh.

Sức khoẻ của mẹ và thai nhi tuần 27

Lưu ý về thực phẩm

Với tình trạng những cơn đau thường xuyên ghé thăm, mẹ cần tránh các chất chứa caffein như cà phê, chè đặc… Kiêng cử những loại thực phẩm có tính cay nóng, chiên, nướng để phòng tránh táo bón. Mẹ cũng nên hạn chế ăn bột, đường và chất béo để tránh việc em bé bị phát phì, gây khó khăn khi sinh. Đặc biệt giảm những món ăn có lượng muối quá cao như dưa muối, cá khô,… điều này sẽ giúp mẹ tránh bị cao huyết áp và phù chân.

Lưu ý về sức khoẻ

Tránh vận động mạnh, đặc biệt là những động tác cúi gập. Trang bị giày đế bằng để thuận tiện hơn cho việc đi đứng giữ thăng bằng.

Lưu ý về dinh dưỡng

Ở giai đoạn mang thai tuần thứ 27, mẹ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển nhanh chóng của bé:

Cá chứa nhiều omega 3 tốt cho sự phát triển trí não và thị lực của bé

Xem thêm bài viết:

Sự phát triển của thai nhi tuần 28 và những lưu ý

Nguồn tham khảo: tổng hợp

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version