Site icon Medplus.vn

Sự phát triển của thai nhi tuần 28 và những lưu ý

Quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 28

Tuần 28 đánh dấu sự bắt đầu của thời kì Tam Cá Nguyệt 3. Mẹ đã đi qua được 3/4 chặng đường mang thai và giai đoạn sinh con đang dần đếm ngược.

Thai nhi tuần thứ 28 cân nặng khoảng 1,05 kg và dài khoảng 37,6 cm. Ở thời điểm này, lớp mỡ dưới da của bé đang ngày một dày lên làm cho làn da của bé căng mịn, các nếp nhăn dần được bồi đắp. Móng tay của bé cũng đuợc hình thành, bé tiếp tục mọc tóc, một số bé khi sinh ra phải được cắt móng tay để bé không làm trầy mặt mình.

Cũng trong tuần 28, bé sẽ xoay ngôi trong bụng mẹ. Khi khám thai, bác sĩ có thể cho mẹ biết bé sẽ được sinh ra trong tư thế đưa đầu ra trước hay đưa mông, đưa chân ra trước (sinh ngược). Mẹ cũng không cần quá lo lắng về điều này. Bé sẽ còn đổi ngôi trong bụng mẹ cho đến khi bé quá lớn và không xoay được nữa.

Thai nhi tuần thứ 28. Bé bắt đầu xoay ngôi trong bụng mẹ

Não bộ và hệ thần kinh của bé đang dần hoàn thiện với nhiều nếp nhăn hơn, các cơ bắp vững chãi hơn và bé đã hít thở không khí được bằng phổi. Mẹ cần bổ sung nhiều protein, vitamin C, axit folic và sắt cho sự phát triển của bé.

Tuần thứ 28 – cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần 28

Ở tuần 28, cơ thể mẹ sẽ thường xuyên xuất hiện các vết sưng phù. Do thai nhi nặng, tử cung lớn sẽ chèn ép lên các mạch máu, làm cản trở lưu thông máu, gây ra triệu chứng sưng phù và chuột rút. Mẹ nên lựa chọn trang phục thoải mái, dành 30p đi bộ mỗi ngày để lưu thông máu và nghỉ ngơi bằng cách nằm nghiêng một bên.

Thai nhi tuần 28 trở đi bắt đầu di chuyển xuống chèn vào bàng quang của mẹ làm cho mẹ cần đi tiểu nhiều lần. Thậm chí mẹ sẽ cảm thấy khó chịu khi đi tiểu nhiều lần mà vẫn cảm giác chưa tiểu hết. Trong thời gian này, mẹ cũng sẽ thường xuyên bị những cơn táo bón và ợ nóng quấy rầy.

Tử cung to ra cũng là nguyên nhân góp phần gây ra bệnh trĩ thai kì. Đây là một triệu chứng thường xuất hiện khi mang thai gây ra bởi các mạch máu sưng lên ở vùng hậu môn. Mẹ cần tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Khi phát hiện máu chảy ở búi trĩ, mẹ hãy nhanh chóng liên hệ bác sĩ để được tư vấn.

Sự thay đổi tâm lý của mẹ ở tuần 28

Tuần 28 trở đi là thời kì tâm lý nhạy cảm nhất của người mẹ. Lúc này, mẹ sẽ cảm nhận được thiên chức làm mẹ rõ hơn. Mẹ dễ xúc động, hay suy nghĩ nhiều và mong manh, dễ khóc. Điều này được gây ra bởi các hormone sinh ra trong quá trình mang thai.

Trong thời kì tâm lý nhạy cảm này, mẹ sẽ dễ có những suy nghĩ tiêu cực không vui. Mẹ cần tránh căng thẳng và giữ cho tâm trạng thoải mái. Việc trò chuyện với con, cho con nghe nhạc và tưởng tượng ra hình ảnh em bé sau khi sinh sẽ giúp cho mẹ được thư thái hơn.

Tâm lý nhạy cảm nên các mẹ thường dễ khóc, dễ xúc động trong thời gian này

Lưu ý cho mẹ

Đây là thời điểm mẹ nên bắt đầu chuẩn bị cho việc đón bé về nhà. Mẹ cần tranh thủ chuẩn bị cũi, đồ chơi và gấp quần áo cho bé trước khi thai nhi trở nên quá lớn trong những tuần tới. Trong thời gian này, mẹ cũng nên mua sắm những vật dụng sẽ được sử dụng trong thời gian đầu sau khi sinh như:

Việc chuẩn bị những thứ này cũng giúp cho mẹ cảm thấy hưng phấn và hăng hái chờ đợi ngày bé ra đời hơn.

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần 28

Trao đổi với bác sĩ

Các vết sưng phù đã xuất hiện từ tuần 26 có thể vô hại. Tuy nhiên, nếu mật độ sưng quá lớn, kèm với việc mẹ bị tăng cân đột ngột quá mức, huyết áp cao và rối loạn tầm nhìn, đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Liên hệ với bác sĩ ngay khi mẹ phát hiện cơ thể mình có những triệu chứng nói trên.

Trao đổi với bác sĩ về cách theo dõi hoạt động của thai nhi. Nên cho bác sĩ biết nếu mẹ thấy bé ít hoạt động hơn.

Các xét nghiệm cần thiết

Mẹ cần kiểm tra thường xuyên huyết áp và lượng đường, lượng đạm trong nước tiểu của mình. Nếu mẹ chưa kiểm tra lượng Rh trong máu ở các tuần trước thì hãy nhanh chóng đi kiểm tra để được tư vấn tiêm globulin.

Mẹ nên gặp bác sĩ thường xuyên để theo dõi và phát hiện tiền sản giật

Sức khoẻ của mẹ và thai nhi tuần 28

Lưu ý về thực phẩm

Thời điểm mang thai từ tháng thứ 2 trở đi, mẹ sẽ thường xuyên bị những cơn ợ nóng gây cảm giác khó chịu. Để tránh bị ợ nóng, mẹ nên áp dụng phương pháp sau:

Uống nhiều nước giúp tăng lượng nước ối trong tử cung của mẹ.

Lưu ý về sức khoẻ

Ở thời đểm này, bụng mẹ sẽ nhô cao, làm cho mẹ khó thở sâu hơn lúc trước. Mẹ sẽ gặp khó khăn khi đi đứng, tránh đi giày cao gót và luôn cẩn thận bước đi của mình, mẹ nhé.

Bổ sung dinh dưỡng

Để phòng tránh táo bón, mẹ nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Cụ thể là: súp lơ, bông cải, bí ngô, quả lê, quả cam, quả chuối,…

Tuần thứ 28 cũng là lúc hệ cơ và xương của bé phát triển mạnh, Mẹ cần bổ sung canxi cho sự phát triển cơ và xương của bé. Những thực phẩm chứa nhiều canxi như: sữa, phô mai, ngũ cốc, hạnh nhân,…

Dinh dưỡng cho thai nhi tuần 28

Xem thêm bài viết:

Sự phát triển của thai nhi tuần 29 và những lưu ý

Nguồn tham khảo: tổng hợp

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version