Site icon Medplus.vn

Sự phát triển của thai nhi tuần 29 và những lưu ý

Quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 29

Bước vào tuần thứ 29, bé yêu của bạn đã trở nên hiếu động hơn rất nhiều. Bé lúc này đã nặng khoảng 1,1-1,3 kg và dài 38,1 cm nếu duỗi chân. Lúc này các cơ của bé đã vững chãi hơn, bé đã biết đạp và thường xuyên “tặng” những cú hích “yêu” vào bụng mẹ.

Mẹ có thể chia sẻ với bác sĩ về tần suất tác động để theo dõi tình hình của bé. Trung bình các bé sẽ thúc vào bụng mẹ ít nhất 10 lần trong vòng 2 giờ. Nếu phát hiện sự sụt giảm bất thường các hoạt động của bé, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.

Cũng trong thời gian này, bé đã hình thành mầm răng ở dưới nướu. Những mầm răng này sẽ nhú lên và mọc thành răng sữa khoảng 4-6 tháng sau khi sinh. Xương bé cũng đang dần cứng cáp hơn, vì thế mẹ cần quan tâm bổ sung Canxi trong khẩu phần ăn.

Thai nhi tuần 29. Bé thường xuyên “hích yêu” vào bụng mẹ

Tuần thứ 29 – cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần 29

Thai nhi tuần 29 sẽ làm cho tử cung của mẹ lớn thêm, góp phần gây nên bệnh trĩ thai kỳ. Hiện tượng mạch máu bị sưng ở trực tràng xảy ra rất phổ biến ở những tháng cuối thai kì. May mắn thay, hiện tượng này thường biến mất một vài tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, mẹ cũng cần tham khảo ngay ý kiến bác sĩ nếu phát hiện chảy máu ở búi trĩ.

Cũng trong thời gian này, đầu ti của mẹ sẽ xuất hiện những giọt sữa non màu vàng nhạt trong suốt. Mẹ cần chú ý giữ vệ sinh đầu ti và sử dụng miếng thấm sữa non bên trong áo ngực khi ra ngoài. Mẹ cũng cần chú ý không để cho cân nặng của mình tăng quá 10-12 kg so với trước khi sinh. Việc tăng cân quá mức sẽ gây kh1o khăn cho các mẹ để lấy lại vóc dáng sau khi sinh.

Chảy sữa non ở đầu ti tuần 28

Sự thay đổi tâm lý của mẹ ở tuần 29

Ở tuần mang thai thứ 29, mẹ sẽ cảm thấy rất chán nản, không muốn làm gì cả. Những lúc chán nản, mẹ hãy vực dậy tinh thần bằng cách “thưởng” cho mình những buổi đi chơi với người thân, mát-xa, xem phim hoặc có một bữa tối lãng mạng bên ông xã,…

Ở giai đoạn này, mọi người xung quanh cũng sẽ ý thức được bạn đang mang thai. Bạn sẽ phát hiện mọi người đang dành những đặc quyền cho mình như: được nhường xếp hàng trước, được nhường ghế trên xe,…

Phụ nữ mang thai thường cảm thấy chán nản ở tuần 29

Lưu ý cho mẹ

Trong thời gian này, bạn sẽ đôi khi cảm thấy bối rối giữa những dự định cho tương lai như: đặt tên cho con, mua sữa nào cho con,… Nhiều luồng ý kiến đến từ những người xung quanh sẽ cảm thấy bạn bị khó xử và áp lực không biết đâu là tốt nhất cho con mình. Đây là câu chuyện mà bậc cha mẹ nào cũng sẽ gặp phải. Bình tĩnh lại và lắng nghe lời khuyên từ những người đã mang thai là cách tốt nhất cho mẹ trong giai đoạn này.

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần 29

Trao đổi với bác sĩ

Mẹ cần gặp bác sĩ 1 đến 2 tuần một lần để theo dõi tình trạng của bé. Chuẩn bị sẵn những câu hỏi để đến gặp bác sĩ và xin tư vấn. Những câu hỏi có thể là: nên tiêm vắc-xin nào cho bé sau khi sinh, liệu tôi có nên sinh mổ…

Mẹ cần trao đổi với bác sĩ ngay khi thấy thai nhi ít chuyển động. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của thai nhi bằng thông qua số lần đạp trong một giờ. Thông thường sẽ không có gì xấu xảy ra trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu em bé cần phải được sinh sớm thì cần phải có những bước hỗ trợ khác. Hành động kịp thời có thể ngăn được những vấn đề nghiêm trọng.

Các xét nghiệm cần thiết

Kể từ tuần 29 trở đi, mẹ sẽ gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ kiểm tra đều đặn huyết áp và trọng lượng của mẹ. Mẹ nên nói cho bác sĩ biết bất cứ dấu hiệu nào khác thường trên cơ thể mẹ.

Sức khoẻ của mẹ và thai nhi tuần 29

Lưu ý về thực phẩm

Sự phát triển nhanh chóng của bé trong giai đoạn này đòi hỏi mẹ phải cung cấp nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hoặc từ các thực phẩm bổ sung. Mẹ cần cung cấp nhiều protein, axit folic, vitamin C, sắt và canxi (khoảng 200mg canxi sẽ được chuyển cho việc hình thành xương của bé).

Cần tránh những loại thức uống có chất kích thích như: rượu bia, cà phê, nước ngọt… Thay vào đó, mẹ nên uống thật nhiều nước khoáng và sữa để tránh khó tiêu, táo bón, ợ nóng. Mẹ cũng có thể uống nước cam, nước dừa, ăn thêm sữa chua và pho mát để bổ sung canxi và protein cho cơ thể. Tiếp tục bổ sung chất xơ từ rau, củ, quả để phòng ngừa táo bón.

Lưu ý về sức khoẻ

Ngoài bổ sung dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi hợp lí cũng rất quan trọng cho mẹ và bé. Mẹ không nên nằm ngay sau khi ăn mà phải đợi ít nhất là 1 giờ. Khi ngủ mẹ nên nằm nghiêng sang trái. Nếu hai chân bị phù to hoặc các tĩnh mạch chân của mẹ bị căng lên, mẹ có thể dùng gối để kê cao chân một chút để giúp máu lưu thông, giảm phù nề và giúp mẹ dễ ngủ hơn.

Bổ sung dinh dưỡng

Trong tuần thai thứ 29, não bộ bé phát triển mạnh, chuyển động mắt của bé nhanh hơn. Các tế bào, khớp thần kinh và hàng triệu kết nối đang được hình thành. Bé đã có thể lắng nghe âm thanh và những tín hiệu khác ở thế giới bên ngoài. Để não bộ của bé phát triển tốt nhất, việc tăng cường DHA trong khẩu phần ăn của mẹ cần được quan tâm hàng đầu.

DHA giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và duy trì chức năng não bộ. Nếu được cung cấp đủ DHA từ bây giờ, lúc chào đời bé sẽ rất thông minh và nhanh nhạy chú ý với các thông tin bên ngoài. Các nguồn cung cấp DHA cho mẹ mang bầu bao gồm:

Mẹ cần bổ sung DHA và omega 3 cho sự phát triển trí não của bé

Xem thêm bài viết:

Sự phát triển của thai nhi tuần 30 và những lưu ý

Nguồn tham khảo: tổng hợp

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version