Site icon Medplus.vn

Sự phát triển của thai nhi tuần 3 và những lưu ý

Quá trình phát triển của thai nhi tuần 3

Ở giai đoạn này, phôi thai có kích thước bằng một hạt cam hoặc đầu ngón tay. Mẹ có thể nhìn thấy trên màn hình siêu âm. Em bé có hình dạng một con nòng nọc, với quả tim thô sơ đã có những nhịp đập đầu tiên, mẹ cũng có thể nhìn thấy tim bé đang đập trên màn hình siêu âm. Ngoài ra, thai nhi tuần 3, não bộ và tủy sống của bé đang dần được hình thành. Bé rất dễ bị tổn thương với bất kỳ can thiệp nào vào quá trình phát triển.

Thai nhi tuần thứ ba

Thai nhi tuần 3 đã có đầy đủ các vật liệu di truyền cần cho việc hình thành sự sống. Một nửa của 23 cặp nhiễm sắc thể từ Mẹ và nửa còn lại từ Ba. Giai đoạn này, ống thần kinh được hình thành, sau đó phát triển thành não bộ vào cột sống. Kích thước của thai nhi lúc này khoảng từ 0.35 – 0.6mm.

Tuần thứ ba cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

Sự thay đổi cơ thể mẹ trong tuần thứ ba

Tử cung của mẹ đã phát triển dày thêm, với nguồn cung cấp máu huyết. Sẵn sàng tiếp nhận và nuôi dưỡng phôi trứng đã được thụ tinh.

Mẹ có thể cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là sau khi thức dậy vào buổi sáng hoặc sau khi ăn. Nám da cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ đang mang thai. Mẹ có thể bị nám một vùng nhỏ, sau một thời gian vết nám sẽ mờ dần và biến mất nên mẹ đừng lo lắng. Trong 3 tuần đầu, mẹ có thể thấy một vài giọt máu xuất hiện như triệu chứng kinh nguyệt. Hiện tượng này kéo dài 6 – 12 ngày sau khi thụ thai thành công do phôi thai đang bám vào tử cung.

Khi mang thai, hormone progesterone tiết ra nhiều hơn làm nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao. Nhiệt độ này gần giống nhiệt độ cơ thể trong những ngày rụng trứng. Mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, đầu óc quay cuồng, khứu giác nhạy cảm hơn. Thường thấy khó chịu với những mùi như: khói xe, nước hoa, thậm chí là mùi thức ăn. Vùng ngực trở nên nhạy cảm hơn, mẹ sẽ thấy đau tức khi nằm sấp. Tử cung của mẹ luôn có cảm giác bị căng đầy, vì nó là nơi cung cấp các dưỡng chất nuôi bé cưng. Bụng bị căng và khó chịu như khi mẹ có chu kỳ kinh nguyệt. Điều này xảy ra do sự cương lên ở vùng chậu và gia tăng máu cung cấp đến tử cung.

Sự thay đổi tâm lý của mẹ trong tuần 3

Thời điểm này, mẹ dễ bị xúc động, mau nước mắt, đồng thời có thể gặp stress do có sự thay đổi lớn. Mẹ sẽ vui mừng khi biết mình có con, nhưng lại lo lắng không biết phải làm thế nào mới tốt cho con. Tâm trạng mẹ sẽ thay đổi thất thường, dễ dẫn đến stress. Tuần đầu thai kỳ là thời gian có nhiều rủi ro, có nguy cơ sảy thai cao, đặc biệt do căng thẳng. Mẹ nên tìm người bầu bạn, tâm sự. Nếu ngại nói chuyện với người thân, mẹ có thể tìm bạn bè xung quanh hoặc ngay chính chồng mình. Lời an ủi, chia sẻ của chồng chính là liều thuốc tâm lý hiệu quả nhất.

Lưu ý của mẹ ở thai nhi tuần 3

Ở thời điểm này, mẹ có thể có một số vận động nhẹ, các bài tập yoga cho mẹ bầu là lựa chọn thích hợp. Mẹ vẫn có thể sinh hoạt hàng ngày bình thường. Tuy nhiên nên làm việc nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh. Thai nhi tuần 3 vẫn còn yếu ớt về thể chất, những vận động mạnh có thể ảnh hưởng đến bé.

Bắt đầu từ thời điểm này cho đến khi bé cưng chào đời, mẹ nên tránh tuyệt đối với tất cả các loại thuốc. Hoặc nếu mẹ mắc phải bất kỳ bệnh nào, mẹ nên đi khám bệnh và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần thứ ba

Tuần này, mẹ có thể dùng que thử thai khi muốn biết mình có mang thai hay không. Để chắc chắn hơn mẹ nên đợi đến cuối tuần để kiểm tra. Nếu cho kết quả dương tính, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác hơn. Nếu kết quả âm tính, mẹ đừng lo lắng, hãy đợi thêm một tuần nữa rồi hãy kiểm tra lại nhé! Nên thử vào sáng sớm, ngay khi ngủ dậy, để có kết quả chính xác nhất.

Mẹ có thể có biểu hiện ốm nghén ở thai nhi tuần 3, ăn uống khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Mẹ có thể bị sụt cân trong giai đoạn này, nhưng việc này không ảnh hưởng đến bé. Mẹ sẽ lấy lại được cân nặng sau tháng và bổ sung cho bé những dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, một số mẹ không gặp tình trạng này hoặc chỉ bị nhẹ, tùy vào cơ địa mỗi người.

Mẹ có thể bị ốm nghén hoặc không ở thai nhi tuần thứ ba

Sức khỏe của mẹ và thai nhi tuần 3

Lưu ý về thực phẩm

Triệu chứng ốm nghén, có thể làm mẹ chán ăn. Mẹ nên bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, ăn những món thanh đạm. Tránh ăn những thức ăn dầu mỡ và chế biến sẵn ở bên ngoài. Mẹ nên tự chuẩn bị cho mình những phần ăn dinh dưỡng, an toàn. Các loại rau, củ quả có màu xanh là những thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu. Trứng và thịt là những thực phẩm giàu đạm, giúp bé phát triển tốt hơn.

Lưu ý về sức khỏe

Mẹ có thể sẽ rất mệt mỏi vào giai đoạn này, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều, tốt nhất là nên đi ngủ. Tập thể dục rất có lợi cho thai kỳ, mẹ nên duy trì thói quen tập hàng ngày. Tập thể dục với cường độ đều đặn, giúp bé hấp thu tốt các dưỡng chất từ mẹ.

Bổ sung dinh dưỡng

Mỗi ngày, mẹ hãy uống vitamin bổ sung cho thai kỳ. Thai nhi tuần thứ ba, có sự phát triển về ống thần kinh (não và tủy sống). Cung cấp đủ lượng axit folic làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật ống thần kinh, nứt cột sống.

Bổ sung thêm đạm, canxi và sắt. Đạm, giúp tạo máu, mô và cơ cho cơ thể bé. Canxi giúp tạo xương và răng cho cơ thể bé. Sắt lại giúp tạo thêm máu trong thời gian mang thai.

Bổ sung các dưỡng chất cho mẹ ở tuần thứ ba

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Xem thêm bài viết: Sự phát triển của thai nhi tuần thứ hai, Sự phát triển của thai nhi tuần thứ tư

Nguồn: Tổng hợp

 

Exit mobile version