Site icon Medplus.vn

Sự phát triển của thai nhi tuần 30 và những lưu ý

Quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 30

Đến tuần thai thứ 30, bé yêu của bạn đã nặng 1,3kg và dài 40cm từ đầu đến gót chân. Ở tuần này, bé đã có những bài tập hít thở đều đặn và biết sử dụng việc co dãn cơ hoành để hô hấp. Đôi khi bé sẽ phát ra những cơn nấc cục nho nhỏ. Mẹ sẽ cảm nhận được điều này qua những cơn co giật nhẹ trong màng tử cung của mẹ.

Lớp mỡ dưới da bé đang ngày một dày hơn và tạo những nếp gấp, làm cho bé trở nên bụ bẫm. Da của bé lúc này đã bớt trong hơn, trông giống như da của những em bé sơ sinh.

Thai nhi tuẩn 30 nặng 1,3kg và dài 40cm. Bé trông bụ bẫm và da đã bớt trong hơn

Tuần thứ 30 – cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần 30

Ở tuần thứ 30, bụng của mẹ ngày một to ra, rốn lồi và phần đầu bụng đã sắp chạm được đến phần ngực. Bầu ngực của mẹ đang trở nên to và nặng hơn, khiến mẹ đôi khi cảm thấy nặng nề. Lúc này, việc mặc áo ngực thường xuyên sẽ làm mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Một số mẹ còn chọn cách mặc áo ngực cả khi đi ngủ.

Nhiều phụ nữ mang thai đến tuần thứ 30 sẽ cảm thấy sự co bóp của tử cung trong giai đoạn sau của thai kì. Các cơn co thắt này gọi là cơn gò giả Braxton Hicks, thường chỉ kéo dài 30 giây và không đau. Tuy nhiên, mẹ cần phải lưu ý phân biệt những cơn đau thắt này với triệu chứng co thắt tử cung liên tục khi chuyển dạ. Mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu mẹ bị nhiều hơn 4 cơn co thắt trong vòng một giờ.

Các cơn gò giả Braxton Hicks thường làm cho mẹ nhầm lẫn với dấu hiệu sinh non

Sự thay đổi tâm lý của mẹ ở tuần 30

Mang thai đến tuần thứ 30, bé đã trở nên nặng hơn và gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của mẹ. Đối với những mẹ còn đang phải chăm sóc những đứa con khác, điều này sẽ làm cho mẹ cảm thấy nản chí rất nhiều. Mẹ sẽ có đôi khi cảm thấy mình đang gánh vác toàn bộ trách nhiệm sinh con, và chỉ mong chờ đến ngày sinh xong cho khoẻ. Nếu cảm thấy mệt mỏi, đừng ngại ngần chia sẻ điều này với ông xã của bạn. Những buổi thư giản tại nhà cùng ông xã sẽ giúp cho bạn cảm thấy phấn chấn hơn nhiều.

Lưu ý cho mẹ

Mẹ nên đầu tư cho mình những bộ đồ lót thật thoái mái

Mẹ nên chọn cho mình quần áo thật rộng và thoải mái. Những chiếc quần lót thiết kế riêng cho mẹ bầu sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Chúng giúp mẹ giảm bớt cảm giác khó chịu vì cấn bụng. Mẹ cũng cần sắm cho mình những chiếc áo ngực lớn hơn 1 cỡ. Khi bắt đầu có sữa, mẹ sẽ thấy lựa chọn này thật sáng suốt.

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần 30

Trao đổi với bác sĩ

Mẹ nên gặp bác sĩ 2 lần 1 tuần từ giờ cho đến tuần 36 và mỗi tuần kể từ tuần 36 trở đi. Mẹ cũng cần chú ý theo dõi những triệu chứng của sinh non và báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện. Một số triệu chứng của sinh non:

Các xét nghiệm cần thiết

Kể từ bây giờ trở đi, mẹ sẽ phải tập làm quen với việc kiểm tra nước tiểu, đo huyết áp, đo mạch bụng và đo kích thước tử cung. Những việc này có thể mất thời gian và nhàm chán nhưng chúng đảm bảo được sự phát triển khoẻ mạnh của con bạn. Từ giờ đến lúc sinh, con bạn sẽ bị đe doạ bởi những nguy cơ tiềm tàng như tiền sản giật, tiểu đường thai kì và chuyển dạ sinh non…

Mẹ cũng cần phải thường xuyên theo dõi hoạt động của thai nhi. Hãy báo với bác sĩ ngay nếu mẹ thấy bé ít hoạt động hơn.

Sức khoẻ của mẹ và thai nhi tuần 30

Lưu ý về thực phẩm

Thời gian này, mẹ sẽ liên tục bị những cơn khó tiêu và ợ nóng quấy rầy. Vì vậy, ăn quá no trong một lần không phải là một lựa chọn tốt. Mẹ cần chia nhỏ bữa ăn và ăn uống đều đặn để đảm bảo cơ thể hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.

Cũng trong tuần 30 này trở đi, mẹ sẽ luôn có cảm giác thèm ăn vặt. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn ít các loại thức ăn này vì chúng không có nhiều dinh dưỡng. Hơn nữa, chúng làm mẹ dễ no và cản trở hấp thụ dinh dưỡng thiết yếu khác.

Tránh các đồ ăn quá mặn và giàu chất béo và cay như lẩu cay, đồ chiên, nướng,…

Lưu ý về sức khoẻ

Ngoài ăn uống đủ chất, mẹ cũng cần chế độ nghỉ ngơi và vận động hợp lí. Do trọng tâm của mẹ bị dồn về phái trước quá nhiều, cộng với việc hóc-môn làm cho các khớp của mẹ trở nên lỏng lẻo, mẹ cần chú ý cẩn thận khi đi đứng.

Bổ sung dinh dưỡng

Thực phẩm chứa nhiều Canxi

Trung bình mẹ bầu cần cung cấp lượng Canxi gấp 3 lần người bình thường trong một ngày.

Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai cần bổ sung một lượng canxi gấp 3 lần người bình thường trong một ngày. Để đảm bảo sự phát triển cơ và xương của bé, mẹ cần bổ sung tối thiểu 1000 – 1200 mg Canxi mỗi ngày. Các thực phẩm chứa nhiều Canxi bao gồm: nấm mèo, cải thìa, súp lơ, tôm, cua, đậu nành,…

Thực phẩm chứa nhiều Magie

Magie đóng vai trò quan trọng giúp mẹ tránh được các bệnh lý nguy hiểm khi mang thai. Thiếu hụt magie sẽ dẫn đến tiền sản giật, co thắt cơ và một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, magie lại rất dễ bị thất thoát. Có đến 99% lượng magie “bay hơi” sau khi trải qua quá trình chế biến thực phẩm. Để đáp ứng đủ magie cho cơ thể, mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm nhiều vitamin C

Bổ sung đầy đủ vitamin C giúp cơ thể mẹ tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: nước ép bưởi, nước cam, ớt chuông, xoài, đu đủ,…

Thực phẩm chứa DHA

Thai nhi 30 tuần tuổi cần rất nhiều DHA để phát triển hệ thần kinh và trí não. Ở giai đoạn này, mẹ nên bổ sung khoảng 200mg DHA mỗi ngày. Các loại thực phẩm như: cá, trứng, sữa và các loại nước ép… là lựa chọn cần thiết cho khẩu phần ăn của mẹ mỗi ngày.

Xem thêm bài viết:

Sự phát triển của thai nhi tuần 31 và những lưu ý

Nguồn tham khảo: tổng hợp

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version