Site icon Medplus.vn

Sự phát triển của thai nhi tuần 34 và những lưu ý

Quá trình phát triển của thai nhi tuần 34

Thai nhi tuần 34, bé lúc này sẽ có kích thước cỡ quả dưa đỏ, nặng khoảng 2,15kg và dài gần 46 cm tính từ đầu đến gót chân.

Thai nhi ở các tuần cũ

Hầu hết các em bé đã sẵn sàng ở vị trí sinh và bác sĩ có thể cho mẹ biết bé sinh ở vị trí đầu hay mông đầu tiên.

Lượng canxi của người mẹ là vô cùng quan trọng trong thai kỳ do bé sẽ hấp thu canxi từ người mẹ để cấu tạo thành xương.

Một người phụ nữ mang thai không nhận được đủ canxi có thể ảnh hưởng đến chính xương của người mẹ. Vì thai nhi đang phát triển sẽ lấy khoáng chất từ cấu trúc xương của người mẹ khi cần thiết.

Lớp bảo vệ trắng sáp (bã nhờn) sẽ dày lên tuần này. Lớp lông tơ mềm bảo vệ làn da của bé rất hiệu quả trong nhiều tháng trước giờ gần như biến mất. Móng tay của bé giờ đã mọc đến đầu các ngón tay. Em bé có thể tăng khoảng 230g một tuần và cân nặng tiếp tục tăng nhanh.

Tuần thứ 34 mẹ thay đổi ra sao?

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần 34

Mẹ có thể nhận thấy sự khác biệt trong các triệu chứng thai kỳ. Lúc này hoặc trong các tuần sắp đến, nhất là khi em bé di chuyển xuống phía khung chậu.

Sự thay đổi của mẹ bầu tuần 34

Việc sa bụng này có thể lặp lại nhiều lần trước ngày sinh nở, đặc biệt nếu đây là đứa con đầu lòng của Mẹ, hoặc cũng có thể xảy ra ngay vào ngày chuyển dạ.

Mẹ có thể tiếp tục thấy có triệu chứng phù nề giai đoạn cuối thai kỳ ở chân, mắt cá trong suốt tuần này.

Sự thay đổi tâm lý của mẹ ở tuần 34

Tâm lý của mẹ bầu có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của thai nhi. Phần nào gây ra hiện tượng gò cứng bụng trong thai kỳ. Hiện tượng này thường gặp khi mẹ bầu vui, buồn, lo lắng thái quá. Do vậy khi mang thai sự ổn định tâm lý của mẹ là điều cần thiết giúp đảm bảo sự an toàn cho con yêu.

Lưu ý cho mẹ

Mẹ hãy luyện tập bây giờ để chuẩn bị chuyển dạ về sau. Trong tuần lễ mang thai thứ 34, một vài cơ bắp của cơ thể mẹ sẽ tự luyện để chuẩn bị cho việc sinh nở sắp đến.

Động tác nghiêng vùng chậu giúp tăng cường cơ bụng và khả năng mềm dẻo khi sinh con, Nó cũng giúp giảm nhẹ các cơn đau lưng.

Động tác ngồi tréo chân tăng cường cơ lưng, đùi, giúp các khớp của xương chậu uyển chuyển hơn cho việc sinh con dễ dàng. Giúp cải thiện sự lưu thông máu huyết đến các vùng thân dưới của Mẹ.

Lời khuyên của các bác sĩ trong tuần thai 34

Trao đổi với bác sĩ

Đừng quên đánh răng đấy viêm lợi có thể gây ra sinh non. Việc đánh răng ít nhất hai lần một ngày, khám răng thường xuyên rất quan trọng.

Mẹ bầu trao đổi với bác sĩ

Vi khuẩn gây sâu răng lây rất nhanh, người mẹ sẽ dễ dàng truyền vi khuẩn đường miệng sang con thông qua nước bọt và hơi thở khi miệng em bé đang bị khô.

Bạn cần phải nghỉ trưa, nhưng chớ nên ngủ nhiều hơn một tiếng. Ngủ trưa quá nhiều có thể gây ra chứng mất ngủ về đêm, vậy nên hãy cẩn thận với lượng thời gian bạn ngủ trưa cho dù bạn có mệt đến đâu.

Các xét nghiệm cần thiết

Đo cân nặng của mẹ, đo huyết áp của mẹ, đo đường và đạm trong nước tiểu. Kiểm tra bàn tay, chân cho các dấu hiệu giãn tĩnh mạch.

Tử cung (cổ tử cung của mẹ), bằng cách kiểm tra bên trong, để xem sự lu mờ (mỏng nong dần), sự giãn nở (mở) tử cung bắt đầu

Đo chiều cao của đáy tử cung Đo nhịp tim của thai nhi

Đo kích thước của thai nhi bằng cách nắn bụng từ bên ngoài. Qua xét nghiệm này, mẹ có thể biết được tương đối chính xác kích thước, hướng và vị trí của thai nhi.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi tuần 34

Lưu ý về thực phẩm

Thức ăn dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần 34

Bé cần được bổ sung các dưỡng chất cần thiết để phát triển do đó thực đơn hàng ngày.

Ba tháng cuối thai kỳ của bạn phải cung cấp đầy đủ sắt, protein, canxi, omega 3, vitamin. Có nhiều trong các loại rau củ quả tươi sạch hay thực phẩm thịt tươi sạch giàu dinh dưỡng.

Lưu ý về sức khỏe

Vào những thai kì cuối, các bạn cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Nên tránh việc đi lại nhiều và đứng quá lâu. Thời gian này các bà mẹ nên tận hưởng để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển dạ sinh con.

Hãy thư giãn bằng việc đi sapa hoặc có thể nghe nhạc, đó là những cách thư giãn tốt nhất cho mẹ bầu.

Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi

Vào những thai kì cuối bạn phải cung cấp đầy đủ sắt, protein, canxi, omega 3, vitamin. Những chất này sẽ rât tốt cho mẹ và e bé

xem thêm bài viết:  Sự phát triển của thai nhi tuần 32 và những lưu ý

 Sự phát triển của thai nhi tuần 33 và những lưu ý 

Nguồn: Tổng hợp

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé !

Exit mobile version