Site icon Medplus.vn

Sự phát triển của thai nhi tuần 35 và những lưu ý

Quá Trình phát triển của thai nhi tuần 35

Thai nhi tuần 35, bé lúc này có kích thước cỡ một quả dưa hấu. Cổ tử cung của mẹ to dần ra vì em bé đang tăng cả về chiều dài và cân nặng.

Khi thai nhi nhi được 35 tuần tuổi

Ở tuần 35, các cơ quan trong cơ thể bé đã dần hoàn thiện với thận phát triển đầy đủ và gan đã bắt đầu hoạt động.

Chất béo đang được hình thành khắp cơ thể của bé, đặc biệt là xung quanh vai. Nếu bé ở vị trí đầu sinh trước, đầu của thai nhi sẽ nằm dựa trên xương mu của mẹ để chuẩn bị cho việc chuyển dạ.

Tuần thứ 35 mẹ thay đổi ra sao?

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần 35

Trước đây, tử cung của mẹ được xương chậu bảo vệ hoàn toàn thì trong thời kỳ này lại lớn lên đến phần dưới khung xương sườn. Nếu mẹ có thể nhìn thấy bên trong tử cung, mẹ sẽ thấy rằng bé chiếm nhiều thể tích hơn so với phần nước ối. Việc tử cung phình to sẽ chèn ép lên các cơ quan nội tạng khác, đó là lý do tại sao mẹ sẽ phải đi tiểu thường xuyên hơn và có thể đối mặt với chứng ợ nóng và đau dạ dày.

Sự thay đổi tâm lý của mẹ ở tuần 35

Vào những tuần thai cuối này các mẹ bầu sẽ cảm thấy phấn khích khi sắp được đón đứa con của mình ra đời. Nhiều lúc các mẹ còn cảm thấy lo lăng không biết mình sẽ sinh nở như thế nào?

Lưu ý cho mẹ

Vào tuần này, các mẹ nên chú ý đến sức khỏe cũng như mọi dấu hiệu xảy ra với cơ thể. Từ tuần 35-37 mẹ bầu nên đến bệnh viện để các bác sĩ lấy mẫu âm đạo để thực hiện xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B. Nếu mẹ nhiễm GBS trong thai kỳ, trẻ sinh ra thường bị nhẹ cân và có nguy cơ cao bị nhiễm trùng sơ sinh.

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần 35

Trao đổi với bác sĩ

Bác sĩ tư vấn cho mẹ bầu

Sắp tới ngày sinh một số bé vẫn sẽ tiếp tục phát triển đều đặn cho đến tháng thứ mười. Nếu trường hợp này xảy ra, có thể bé quyết định ở với mẹ lâu hơn một chút. Mẹ nên hỏi bác sĩ những điều nên chuẩn bị khi trẻ sinh muộn.

Các xét nghiệm cần thiết

Đo cân nặng của mẹ

Đo huyết áp của mẹ

Đo đường và đạm trong nước tiểu

Kiểm tra bàn tay và chân cho các dấu hiệu giãn tĩnh mạch

Kiểm tra tử cung (cổ tử cung của mẹ) để xem sự lu mờ (mỏng nong dần) và sự giãn nở (mở) tử cung bắt đầu

Đo chiều cao của đáy tử cung

Đo nhịp tim của thai nhi

Sức khỏe của mẹ và thai nhi tuần 35

Lưu ý về thực phẩm

Thức ăn giàu chất đạm vitamin và sắt

Mỗi ngày, mẹ phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể khoảng 2.200 – 2.500kcal, tuy nhiên, lượng đạm cần tăng hơn để đảm bảo sự phát triển của bé. Có thể bổ sung đạm từ thịt, cá, trứng, sữa. Mẹ đừng quên cung cấp đủ lượng acid béo thiết yếu (như DHA, có nhiều trong cá) để giúp phát triển não bộ bé. Nếu mẹ ko thích cá lắm, chọn sữa bầu có bổ sung DHA mẹ nhé.

Lưu ý về sức khỏe

Các mẹ bầu nên luyện tập hít thở thư giãn và kỹ thuật căng giãn. Hạn chế các hoạt động nặng và ngủ nghỉ có giờ giấc.

Bổ sung dinh dưỡng

Vào tuần thứ 35 mẹ bầu nên tập chung bổ sung nhiều chất đạm, bổ sung vitamin và sắt cho bé để bé có thể phát triển toàn diện.

xem thêm bài viết: Sự phát triển của thai nhi tuần 34 và những lưu ý

                               Sự phát triển của thai nhi tuần 33 và những lưu ý 

Nguồn: Tổng hợp

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé !

Exit mobile version