Site icon Medplus.vn

Sự phát triển của thai nhi tuần 38 và những lưu ý

Quá trình phát triển của thai nhi tuần 38

Thai nhi tuần 38 lúc này có cân nặng khoảng từ 3 – 3,2 kg và dài khoảng 50 cm. Bé vẫn đang tiếp tục tích lũy mỡ nhằm giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể sau khi chào đời.

Một số bộ phận khác như cơ, xương, tóc, lông mi, lông mày, móng tay, móng chân…của bé cũng đang bước vào những ngày cuối cùng để phát triển để chuẩn bị cho quá trình bé chào đời.

Chức năng của hệ thần kinh đang phát triển. Vì vậy mẹ nên nghe nhạc hoặc đọc truyện để phát triển trí não cho bé.

Đến tuần 38 trong quá trình phát triển thai kỳ, bé đang chờ đợi để chào đón thế giới!

Tuần thứ 38 cơ thể mẹ phát triển ra sao?

Sự thay đổi của mẹ trong tuần thai 38

Đầu của trẻ lọt trong xương chậu và mẹ cảm thấy áp lực cộng vào trên bàng quang. Điều này sẽ làm cho mẹ muốn đi tiểu thường xuyên. Do đau lưng, mẹ sẽ cảm thấy khó khăn, khó chịu khi ngủ, ngồi hoặc ngay cả đứng rất lâu.

Mẹ sẽ trãi qua nhiều cơn co thắt thường xuyên hơn. Bạn cũng không cần phải bận tậm trừ khi bạn cảm thấy đau. Nếu thấy khó chịu, bạn có thể tắm nước ấm hoặc thay đổi tư thế, sẽ dễ chịu hơn nhiều.

Cố gắng ngồi khi có thể. Hãy tìm một chiếc ghế thoải mái, uống nước, đọc sách, nhớ để điện thoại bên cạnh.

Các thay đổi trong cơ thể của mẹ

Vùng da bụng bị kéo dãn, căng như một cái trống. Rốn của bạn trông như thể nó bị bục ra ngoài và vết rạn da của bạn sẽ có màu tím hoặc màu đỏ đậm. Tuy nhiên, cơ thể mẹ cũng sẽ khôi phục lại như trước kia sau khi con chào đời.

Nếu nước ối của bạn rỉ ra từ âm đạo, những cơn co bóp đến khoảng 15 phút một lần, hoặc là những cơn đau lưng dồn liên tiếp. Hãy nói chuyện với y tá hoặc bác sĩ. Tất cả đều có thể là triệu chứng của một cơn đau đẻ thật sự.

Sự thay đổi tâm lý của mẹ trong tuần thai 38

Bạn sẽ cảm thấy ruột gan nóng như lửa đốt. Bạn đã mong chờ đến thời điểm này từ rất lâu rồi và nếu vẫn chưa có gì xảy ra. Bạn có thể cảm thấy hơi thất vọng.

Gia đình, bạn bè thân thiết sẽ thường xuyên hỏi thăm xem bạn đã sinh chưa. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải trả lời cùng một câu hết lần này đến lần khác. Tốt hơn hết là bạn nhắn họ đừng sốt ruột, khi nào có tin mới bạn sẽ báo.

Hãy để tinh thần thoải mái nhất, đừng quá lo lắng. Em bé sẽ chào đời đúng lúc thôi!

Hãy xem một bộ phim, làm những việc mình thích ở mức có thể trong lúc chờ đợi bé yêu.

Hãy tâm sự với chồng cùng gia đình để tâm lý không còn lo lắng nữa.

Các bố nên bên cạnh vợ mình trong giai đoạn này, đây là thời điểm mẹ bầu rất nhạy cảm.

Hãy thông cảm cho vợ mình nếu vợ có cáu gắt hay nóng nảy nhé!

Lưu ý cho mẹ

Luôn nhớ ngày dự sinh mà bác sĩ đã thông báo.

Hãy chuẩn bị sẵn sàng tất cả mọi thứ như đồ dùng, đăng ký bệnh viện, nhớ luôn giữ điện thoại gần mình nhất vì có thể mẹ sẽ vỡ ối bất kỳ lúc nào.

Nếu bạn dự định cho con bú sữa mẹ mà chưa mua áo ngực cho bé bú. Hãy mua ngay và mang theo chúng đến bệnh viện.

Chuẩn bị các bộ quần áo thoải mái cho sau khi sinh.

Bé vẫn duy trì mức hoạt động cho đến lúc chào đời. Cho nên lúc này, mẹ tiếp tục chú ý đến những cử động của bé, báo với bác sĩ ngay nếu bé giảm cử động.

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần thai 38

Hỏi bác sĩ các dấu hiệu chuyển dạ để không bị hoang mang khi có những cơn co thắt. Nếu đau quá lâu, kéo dài hãy gọi điện cho bác sĩ để biết có phải dấu hiệu sắp sinh không.

Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ khi xem xét sử dụng bất kì loại thuốc nào trong quá trình mang thai. Nhất là khi thai nhi đã được 38 tuần tuổi.

Xét nghiệm cần thiết

Trong những tuần cuối này, mẹ sẽ đến bác sĩ nhiều hơn và sẽ được làm kiểm tra thường xuyên. Một số bài kiểm tra mà mẹ sẽ làm:

Kiểm tra vùng xương chậu. Việc kiểm tra này để xác nhận vị trí của bé: đầu trước, chân trước hoặc cuối thân trước. Hầu hết trẻ em nằm ở vị trí đầu trước.

Kiểm tra cổ tử cung. Việc này để theo dõi những dấu hiệu như mềm hơn, mỏng hơn và giãn (mở) rộng hay chưa.

Kiểm tra nhịp tim của bé

Sức khỏe của mẹ và thai nhi tuần 38

Lưu ý về dinh dưỡng (thực phẩm)

Mẹ vẫn tiếp tục bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để có đủ năng lượng trước khi ‘lâm bồn”. Vì trong khoảng thời gian này, bạn có thể sinh bất cứ lúc nào.

Nếu cảm thấy muốn ăn, mẹ hãy ăn nhẹ trong giai đoạn đầu của chuyển dạ trước khi tới bệnh viện. Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa.

Nếu mẹ cảm thấy đói trong giai đoạn đầu chuyển dạ như bánh bích quy, các loại hạt hạnh và nho khô.

Nếu quá mệt, không thể ăn thì các bác sĩ có thể sẽ thực hiện truyền dinh dưỡng cho cơ thể của mẹ.

Lưu ý về sức khỏe mẹ bầu tuần 38

Luôn tập luyện thở, vận động nhẹ để chuẩn bị cho việc sinh nở nha các mẹ!

Nếu bạn đã được chỉ định mổ đẻ thì bạn có thể sẽ được gặp bé vào cuối tuần 38 này.

Gọi ngay cho bác sĩ nếu mẹ có dấu hiệu vỡ ối.

Ngoài ra, nếu mẹ bị đau đầu liên tục, thay đổi thị thực như mờ mắt hoặc nhìn một thành hai, nhạy cảm với ánh sáng hay đau bụng dữ dội, buồn nôn và ói mửa thì cũng ngay lập tức báo ngay với bác sĩ. Đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật.

Bổ sung dinh dưỡng thai nhi tuần 38

Calo, canxi, vitamin là những dưỡng chất không thể thiếu.

Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối để tích lũy năng lượng cho quá trình sinh. Không nên ăn quá nhiều cùng một lúc để tránh tình trạng ợ nóng, khó tiêu.

Uống nhiều nước, thức uống lợi sữa khi thai nhi 38 tuần sẽ tốt cho quá trình sản xuất sữa về sau.

Xem thêm bài viết: Thai nhi tuần 39, Thai nhi tuần 36, Thai nhi tuần 37

Nguồn: Tổng hợp

Đừng quên ghé Medplus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version