Site icon Medplus.vn

Sự phát triển của thai nhi tuần 40 và những lưu ý

Quá trình phát triển của thai nhi tuần 40

Thai nhi tuần 40 có kích thước như một quả bí ngô. Vì vậy bé có thể ra đời bất cứ lúc nào. Thiên thần nhỏ trong tuần này sẽ nặng khoảng 3,4 kg và dài khoảng 50,8 cm. Lúc này bé đã lớn và cần được chào đời.

Thai nhi tuần 40 là lúc bé thực sự sẵn sàng chào đời

Bé yêu của mẹ giờ đây đã phát triển tuyệt đối các cơ quan trên cơ thể. Xương bé đã khớp vào nhau, móng tay và tóc đã mọc dài hơn. Nhưng hộp sọ của bé vẫn còn khá mềm để dễ dàng chui lọt ra ngoài.

Thai nhi đã lớn và không thể ở mãi trong bụng mẹ được. Vì sự an toàn của bé, bác sĩ có thể đề cập với mẹ về việc “kích sinh” nếu bé vẫn chưa muốn ra đời trong tuần tới.

Tuần thứ 40 cơ thể của mẹ phát triển ra sao ?

Sự thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần thai 40

Khi đã mang thai được 40 tuần tuổi, cơ thể mẹ chuẩn bị nhiều cho việc chuyển dạ và sinh con.

Xương, cơ và khớp tiếp tục thả lỏng. Mẹ có thể cảm thấy sức ép trong khung xương chậu và thấy đau ở phần lưng dưới. Cho nên, mẹ có thể khó tìm thấy vị trí nằm ngủ thoải mái.

Sự thay đổi cơ thể và tâm lý của mẹ bầu tuần 40 

Cổ tử cung sẽ mở (giãn). Co giãn có thể bắt đầu trước vài tuần, vài ngày hoặc vài giờ trước khi chuyển dạ.

Màn nhầy bịt kín dạ con để ngăn các vi khuẩn thâm nhập vào cổ tử cung sẽ bắt đầu mở ra, tiết ra dịch pha màu huyết hoặc màu nâu từ âm đạo.

Mắt cá chân có thể bị sưng phù, đi bộ hoặc đứng lâu cũng rất nặng nề.

Thai nhi tuần 40 làm bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Do áp lực của em bé lúc này đè lên trực tràng, ruột dưới làm cho mẹ không còn nhiều chỗ để chứa nữa.

Sự thay đổi tâm lý của mẹ ở tuần 40

Trong thời điểm này, ắt hẳn mẹ sẽ không khỏi vui mừng vì sắp được gặp bé nhưng cũng lo sợ vì chưa thấy dấu hiệu sinh. Khoảng 15% phụ nữ mang thai trãi qua 39 tuần thai kì. Rất ít khi bác sĩ cho phép họ qua hết tuần thai thứ 40. Đừng nôn nóng quá, trong tuần này bạn sẽ được gặp con thôi.

Bạn sẽ có thể rất mệt mỏi vì phải nghe mọi người hỏi lý do vì sao vẫn chưa sinh. Bạn chán ngấy khi phải giải thích và lặp đi lặp lại cùng một thông tin. Hãy hạn chế giao tiếp, chỉ nên ở nhà với ông xã bạn thôi. Cố gắng đơn giản hóa mọi việc cho tuần này.

Lưu ý cho mẹ bầu và thai nhi tuần 40

Trong thời gian này, hãy báo ngay cho bác sĩ nếu chuyển động của bé chậm lại hoặc có dịch chảy ra từ âm đạo.

Nếu mẹ đã quá ngày sinh, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên thực hiện các bước để thử, khởi động sự lâm bồn của mẹ. Mẹ có thể được cho thuốc để giúp làm mềm và nở rộng cổ tử cung.

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần thai 40

Khi thai nhi đã được 40 tuần tuổi, nếu cần thiết, hãy yêu cầu bác sĩ cho mẹ uống thuốc để thúc đẩy cơn co thắt. Liều lượng thuốc có thể thay đổi phù hợp để điều chỉnh cường độ và tần số các cơn co thắt của mẹ.

Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt vì mẹ có thể chuẩn bị chuyển dạ và sinh con.

Xét nghiệm cần thiết

Mẹ sẽ gặp bác sĩ từ bây giờ đến lúc em bé chào đời. Bác sĩ sẽ thực hiện một số bài kiểm tra, xét nghiệm để theo dõi tình trạng của em bé

Kiểm tra vùng chậu.

Kiểm tra cổ tử cung của mẹ.

Khám siêu âm kiểm tra các chuyển động tổng thể của bé.

Kiểm tra nhịp tim thai (NST).

Kiểm tra lượng nước ối bao quanh bé, phản ánh nhau thai đang hỗ trợ bé tốt thế nào.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi tuần 40

Lưu ý về thực phẩm

Mẹ lưu ý rằng ngay cả sau khi sinh thì cơ thể mẹ vẫn cần dinh dưỡng để tạo sữa cho bé. Vì vậy, duy trì một khẩu phần cân bằng cùng với việc tiếp tục thói quen uống sữa bầu trong thời gian cho nuôi con bằng sữa mẹ là điều hết sức cần thiết.

Trong giai đoạn tuần 40 này, mẹ nên ăn một số thức ăn nhẹ, chia theo nhiều bữa. Đừng quên uống nước để tránh bị mất nước trong lúc chuyển dạ và khi sinh.

Lưu ý về dinh dưỡng tuần 40 của thai kì

Lưu ý về sức khỏe mẹ bầu tuần 40

Hãy vận động nhẹ, luyện thở trong thời điểm này sẽ giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn.

Nếu có những dấu hiệu bất thường hãy đến bệnh viện ngay khi thai nhi được 40 tuần tuổi.

Bên cạnh gia đình, chồng để được giúp đỡ khi có dấu hiệu chuyển dạ.

Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi tuần 40

Chế độ dinh dưỡng, bổ sung các chất cần thiết đều quan trọng. Thời điểm này mẹ vẫn bổ sung đều đặn các canxi, sắt, khoáng chất, các loại vitamin, chất đạm, béo, DHA…

Nên ăn một lượng thực phẩm giàu can-xi nhiều hơn 3-4 lần so với một người bình thường: sữa, pho-mát, sữa chua, hạt hạnh nhân, rau lá xanh.

Uống nước, các thức uống bổ sung ion, chất điện giải để tránh tình trạng mất nước.

Xem thêm bài viết: Thai nhi tuần 38, Thai nhi tuần 39

Nguồn: Tổng Hợp

Đừng quên ghé Medplus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version