Site icon Medplus.vn

Sự phát triển của thai nhi tuần 6 và những lưu ý

 

Trong tuần thai nhi thứ 6 nên hạn chế tiếp xúc với độc tố, virus hoặc hóa chất vẫn thực sự quan trọng. Vì chúng có khả năng gây hại cho thai nhi đang thành hình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải khóa mình ở một nơi nào đó. Chỉ cần lưu ý và tập trung giữ gìn sức khỏe cho mình.

Sự phát triển của thai nhi tuần 6

Quá trình phát triển của thai nhi tuần 6

Lúc này cơ thể mẹ vẫn chưa có sự thay đổi rõ rệt. Vì thai nhi còn nhỏ, chỉ tầm 2-5mm đo từ mông đến đầu. 

Thai ở tuần 6 kích thước chỉ như hạt đậu, dài khoảng 0,6cm. Cái đuôi ở mông biến mất, trán to và có thân hình bé xíu.

Lúc này, các bộ phận trên cơ thể bắt đầu phát triển gồm: mắt, tai, chân tay. 

Ngay cả những bộ phận quan trọng như tim, hệ tiêu hóa cũng hình thành. Thường các bộ phận chưa được cố định. Khuôn mặt có xu hướng lệch về hai bên thái dương.

Các tế bào xương cũng bắt đầu hình thành. Nên mẹ đôi khi cảm thấy thai nhi di chuyển nhẹ.

Lưu ý nhỏ: vì đây là tuần thai nhi bắt đầu hình thành các bộ phận cơ thể. Nên mẹ lưu ý tránh tác động mạnh đến tử cung.

Cơ thể thai nhi hình thành tuần thai nhi thứ 6

Tuần thai thứ 6 cơ thể mẹ thay đổi ra sao

Cơ thể mẹ ở tuần thai 6 

Lượng hormone tiết ra nhiều hơn. Điều này làm tóc ít rụng, da trở nên đẹp hơn.

Ở tuần 6 cơ thể mẹ mất bụng thon, ngực nở to, thèm ngủ. Thay đổi này do sự thay đổi của hormone. 

Thay đổi rõ rệt nhất là xuất hiện ốm nghén, đi tiểu nhiều, dị ứng mùi thức ăn.

Lúc này, bạn sẽ cảm thấy nặng nề ở vùng đáy chậu, đầy bụng. Đau thắt lưng cũng xuất hiện do tử cung đè lên vùng cột sống.

Cơ thể mẹ trong tuần thai nhi 6

Sự thay đổi tâm lý mẹ bầu trong tuần 6

Tinh thần mẹ lúc này có dấu hiệu lơ đễnh, hay quên và thay đổi tâm lý. Nhưng mẹ không nên lo lắng, điều này khá bình thường. Nếu mẹ cảm thấy không an tâm thì bài viết dưới đây sẽ nêu rõ :  thay đổi tâm lý.

Lưu ý cho mẹ

Biết mẹ sẽ bị dị ứng mùi thức ăn và gây ra tình trạng ốm nghén. Nhưng mẹ cần đảm bảo không bỏ lỡ bữa ăn trong ngày. Để tình trạng hạ đường huyết sẽ không xuất hiện. Không cần phải ăn quá nhiều thức ăn, tránh tình trạng thừa chất.

Không ăn các bữa ăn quá no, sẽ làm bụng bị đầy hơi. Việc này sẽ khiến cơ thể mẹ càng khó chịu.

Cân bằng giờ giấc nghỉ ngơi, vì tuần này cơ thể mẹ sẽ bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi.

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần 6

Trao đổi với bác sĩ

Theo như bác sĩ khuyên thì mẹ nên chú ý việc ăn, đặc biệt là uống. Mẹ không nên uống tùy tiện bất kỳ thuốc gì, nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Bạn sẽ suy nghĩ nhiều hơn trong tuần thai này. Nhưng đừng quá lo lắng, nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và thai nhi.

Uống đủ nước cho cơ thể, dù trong khoảng thời gian này mẹ sẽ đi tiểu khá nhiều.

Trao đổi với bác sĩ để bổ sung dưỡng chất đúng cách

Xét nghiệm nào cần thiết

Xét nghiệm dành cho có thai lần đầu thường là xét nghiệm nhóm máu. Hoặc mẹ xét nghiệm xem các lần tiêm chủng trước còn tác dụng không. Đặc biệt là tiêm chủng liên quan đến các virut.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi tuần 6

Lưu ý về dinh dưỡng

Trong tuần này, mẹ không nên ăn quá nhiều thức ăn. Vì dù có ăn thì con cũng không nhận được hết các chất đó.

Chế độ ăn uống hằng ngày cũng cần thay đổi:

Lưu ý dinh dưỡng cho cơ thể mẹ cho thai nhi

Lưu ý về sức khỏe

Sức khỏe của mẹ trong khoảng thời gian này sẽ yếu đi. Cho nên, mẹ cần hạn chế các hoạt động mạnh.
Không làm việc quá căng thẳng.

Nghỉ ngơi đầy đủ, để tinh thần không mệt mỏi gây ra việc hay quên.

Giữ cơ thể thoải mái giúp mẹ tập trung tinh thần

Bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi tuần 6

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ bằng các vitamin dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thai nhi tuần 6 là bước mở đầu cho sự phát triển toàn diện cơ thể. Việc mẹ chú ý cơ thể sẽ giúp thai nhi phát triển tốt nhất có thể.

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé !

Xem thêm các bài viết khác tại đây:

Bài viết được tham khảo tại: https://www.whattoexpect.com/

Exit mobile version