Site icon Medplus.vn

Sự phát triển của thai nhi tuần 9 và những lưu ý

Sự phát triển của tuần thai thứ 9
Sự phát triển của tuần thai thứ 9

Quá trình phát triển của thai nhi tuần 9

Vào tuần thứ 9 của thai kỳ thì mẹ đã bước vào tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất. Trong tuần thai thứ 9 thì thai nhi dài khoảng 3cm và nặng 7gr.

Thai nhi bắt đầu phát triển não, ruột, thận. Gan bắt đầu sản xuất ra các tế bào máu đỏ thay cho túi noãn. Vào thời điểm này, khuôn mặt thai nhi đã hoàn thiện cơ bản tất cả các bộ phận bao gồm: mắt, mũi, tai, miệng.

Tế bào keratin trong cơ thể thai nhi bắt đầu tạo ra móng tay, móng chân và các sợi lông tơ. Thai nhi bắt đầu chuyển động được các khớp tay chân nhưng chuyển động này rất nhỏ và nhẹ.

Chân và tay thai nhi đã đủ dài để co duỗi qua lại. Thường thì tay của thai nhi sẽ đưa lên gần tim và chân thì co gập lại trước ngược.

Tuần thai thứ 9 là tuần mẹ sẽ biết thai nhi là nam hay nữ.

Chú ý cho thai nhi:

Vì trong khoảng thời gian này nhau thai bắt đầu sản xuất hormone. Nên việc bổ sung các chất giàu dưỡng chất giúp hormone sản xuất đầy đủ mẹ cần chú trọng. Đặc biệt hormone liên quan đến giới tính và tuần này buồng trứng ở thai nhi nữ, tinh hoàn ở thai nhi nam đã phát triển.

Và quan trọng là não bé bắt đầu phát triển và cột sống nơi tế bào được nối từ thân lên não bộ. Đây là bộ phận quan trọng vậy nên  mẹ cần chú trọng hơn cho cơ thể mình.

Tuần thai thứ 9 cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ tuần 8

Nhau thai của mẹ bắt đầu giãn ra như trái bưởi nên mặc quần áo rộng sẽ thích hợp cho thời điểm này. Đặc biệt mẹ nên thay đồ lót khác phù hợp hơn với cơ thể mẹ mang bầu như đồ bằng cotton cho thông thoáng.

Tóc của mẹ sẽ không rụng trong thời kì này do sự tăng lên đột ngột của hormone. Nhưng sau sinh tóc mẹ sẽ rụng bao gồm cả số tóc không rụng khi mang thai. Nên mẹ nên chú ý sau sinh xem tóc rụng do bệnh lý hay do hormone. Mẹ có thể tìm hiểu về rung tóc sau sinh khi bấm vào đây.

Và do hormone cơ thể tăng cao nên tóc sẽ dày hơn, móng tay mọc dài hơn dưới sự kích thích tế bào keratin.

Sự thay đổi cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 9

Sự thay đổi tâm lý mẹ bầu trong tuần 9

Tuần 9 này bạn sẽ ăn bất cứ thứ gì như thể đói rất lâu rồi. Điều này rất bình thường vì cơ thể mẹ bắt đầu tiếp chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Tính cách hay tâm lý của mẹ vẫn bị thay đổi thất thường trong tuần này. Nhưng mẹ không còn phải khổ sở vì ốm nghén nữa vì thời kì đó qua rồi.

Cơ thể mẹ thay đổi khi mang thai

Lưu ý cho mẹ:

Nhiều người được mách là mẹ sẽ được quan hệ giường chiếu nếu thai nhi trên 9 tuần. Thì thật ra mẹ và bố hoàn toàn có thể quan hệ nhưng nên chú ý những tư thế giúp mẹ thoải mái nhất. Thường lúc này mẹ không hay có nhu cầu nhiều nên bố và mẹ nên tiết chế tần suất hoạt động vợ chồng.

Trong tuần này mẹ nên chú trọng cho dinh dưỡng nhiều hơn những tuần trước. Tuần thai nhi thứ 9 cơ thể mẹ bắt đầu phải cung cấp dưỡng chất cho trẻ. Nên việc ăn uống cần lựa chọn kĩ lưỡng và hợp lý.

Mẹ trong tuần thai thứ 9 có thể sẽ có biểu hiện chảy máu mũi, phồng tĩnh mạch do máu trong cơ thể đột ngột tăng cao. Mẹ đừng lo vấn đề này tự xuất hiện để bảo vệ thân thể mẹ không bị thiếu máu. Nhưng nếu hiện tượng chảy máu nhiều và kéo dài thì mẹ nên đi khám để bảo đảm thai nhi.

Lưu ý nhỏ cho mẹ khi mang thai

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần 9

Trao đổi với bác sĩ

Nếu mẹ chưa khám thai lần thứ nhất thì đây chính là thời điểm thích hợp để đi khám thai. Trong lần này mẹ có thể khám cẩn thận toàn bộ cơ thể hơn.

Tham khảo các chế độ dinh dưỡng phù hợp từ bác sĩ để thai nhi phát triển toàn diện.

Trong tuần thai này có thể nhiều mẹ sẽ có nhiều hiện tượng lạ như: đau nửa đầu, nhức mỏi cơ thể, chảy máu mũi. Nếu các hiện tượng này xảy ra với biên độ cao thì nên đi khám thai. Còn với biên độ nhỏ thì không có vấn đề lớn.

Chăm sóc cơ thể để thai nhi phát triển toàn diện

Xét nghiệm nào cần thiết

Xét nghiệm nhiễm khuẩn âm đạo để chắc chắn rằng âm đạo của mẹ luôn đảm bảo cho việc sinh nở. Vì hiện nay, hơn 50% phụ nữ Việt đang và có nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo. Nhiễm khuẩn âm đạo sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai,…

Còn đối với các mẹ chưa đi khám lần một thì đây là khoảng thời gian tốt để khám tổng quát cơ thể, xét nghiệm máu, đo nhịp tim,…

Sức khỏe của mẹ và tuần thai thứ 9

Lưu ý về dinh dưỡng

Vẫn là các lời khuyên nên bổ sung đầy đủ các chất như: thịt, cá, trứng, sữa, rau củ. Để chắc rằng cơ thể luôn đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó mẹ cần bổ sung các loại hạt tốt cho não bộ, vitamin, đồ ăn giàu canxi. Vì đây là khoảng thời gian thai nhi phát triển não bộ, cột sống, xương và dây thần kinh.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý với cơ thể mẹ, tránh nạp quá nhiều chất vào cơ thể. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn nhiều trái cây trước bữa cơm.

Tránh các loại trái cây như: nho, đu đủ xanh hoặc chưa chín, thơm( dứa) vì các chất trong đó không tốt cho cơ thể mẹ trong mấy tháng đầu.

Loại trái cây nên tránh khi mang thai tuần thứ 9

Lưu ý về sức khỏe

Mẹ cần đảm bảo giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là: răng, âm hộ, các vết thương. Nhằm tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập cơ thể, làm cơ thể bị bệnh. Khi mẹ bị bệnh trong tuần thai nhi đang phát triển não bộ thì não bộ thai nhi rất dễ bị tổn thương và gây biến chứng.

Đa phần các mẹ vào tuần này thì không còn ốm nghén nghiêm trọng nên sẽ bị thèm ăn rất nhiều. Các mẹ nhớ hạn chế ăn quá no, không ăn đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu để không bị đầy bụng . Còn nếu lỡ ăn no thì mẹ không nên nằm liền mà nên đi lại cho tiêu thực.

Dù biết mang thai rất dễ mệt mỏi và buồn ngủ nhưng mẹ hãy cố tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng để sinh con dễ hơn.

Và cái cần tránh mà mẹ nào cũng biết đó là các chất hút, uống kích thích.

Bảo vệ cơ thể mẹ là bảo vệ cơ thể thai nhi.

Thai nhi tuần 9 là bước mở đầu cho sự phát triển toàn diện cơ thể. Việc mẹ chú ý cơ thể sẽ giúp thai nhi phát triển tốt nhất có thể.

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé !

Xem thêm các bài viết khác:

Bài viết được tham khảo tại: https://www.whattoexpect.com/ 

Exit mobile version