Site icon Medplus.vn

Sự phát triển kỹ năng xã hội ở trẻ mẫu giáo

Trong độ tuổi từ 3 đến 5, trẻ mẫu giáo đang học cách phát triển kỹ năng xã hội hơn. Khi mà trước đây chúng có thể nổi cơn tam bành khi thất vọng hoặc giải quyết tranh chấp bằng cách đánh hoặc cắn, thì giờ đây chúng đang học cách chia sẻ và hợp tác. Dưới đây là những điều bạn cần biết về về sự phát triển kỹ năng xã hội ở trẻ mẫu giáo

Sự phát triển kỹ năng xã hội ở trẻ mẫu giáo

Sự phát triển kỹ năng xã hội ở trẻ mẫu giáo

Trẻ mẫu giáo và trò chơi tưởng tượng

Bạn có thể nhận thấy rằng trẻ mẫu giáo dành phần lớn thời gian cho trò chơi tưởng tượng. Những đứa trẻ đang bắt đầu chuyển qua “chơi song song” khi trẻ chơi liền kề với nhau thay vì chơi cùng nhau và bắt đầu tích cực tham gia với những trẻ khác.

Ở độ tuổi này, việc chơi đùa tập trung vào việc tạo hình hơn là đồ chơi hoặc trò chơi. Trẻ mẫu giáo thích xây dựng các kịch bản chi tiết và phân công nhau đóng vai. Đi mua hàng tạp hóa hoặc đến bưu điện có vẻ nhàm chán đối với bạn, nhưng con bạn có thể thấy những công việc này hấp dẫn và có thể bắt chước chúng trong trò chơi giả tưởng của chúng.

Tự tin là cách trẻ em “thử sức” với các vai trò và hành vi của người lớn mà chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh. Hoạt động này giúp các em phát triển các kỹ năng xã hội quan trọng như hợp tác và học cách quan sát.

Trò chơi giả tưởng cũng mang lại cho bé trai hoặc bé gái cơ hội khám phá các vai trò giới tính. Các bé trai ở độ tuổi mẫu giáo nhìn chung sẽ bị thu hút bởi những nhân vật nam tính như siêu anh hùng, trong khi các bé gái sẽ chọn những vai nữ tính, ví dụ như muốn trở thành mẹ khi chơi.

Ngay cả khi ngôi nhà của bạn không mô phỏng các vai trò “nam tính” và “nữ tính” truyền thống, con bạn vẫn có thể tiếp xúc với những ý tưởng này từ sách, TV, gia đình và bạn bè. Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu cậu con trai nhỏ của bạn, từ việc thích đẩy búp bê trong xe đẩy, đã từ bỏ điều đó để tham gia các trò chơi om sòm với bạn nam của chúng.

Trẻ mẫu giáo cũng có thể trải qua các giai đoạn mà chúng muốn trải nghiệm các hoạt động khác giới tính và có thể đột nhiên trở nên thích thú với đồ chơi hoặc quần áo của anh trai lớn hơn. Sau đó, chúng có thể quay trở lại thái cực ngược lại, nhất quyết chỉ mặc váy hồng và nơ trên tóc. Đây là tất cả các thử nghiệm bình thường và không nên lo lắng.

Trẻ phát triển kỹ năng xã hội thông qua tương tác

Trẻ phát triển kỹ năng xã hội qua tương tác

Khoảng 3 hoặc 4 tuổi, nhiều trẻ em bắt đầu đi học lần đầu tiên. Đây có thể là trải nghiệm đầu tiên của chúng trong một nhóm lớn trẻ em ở cùng độ tuổi và có thể mất một số thời gian để làm quen. Con bạn đột nhiên phải chia sẻ đồ chơi, giao tiếp và hợp tác với những đứa trẻ khác, và chúng có thể sẽ cần một số sự giúp đỡ từ người lớn trong cuộc sống của chúng. Nhiều hoạt động ở trường mầm non được thiết kế để phát triển các kỹ năng xã hội này.

Nếu con bạn chưa đi học, điều quan trọng là phải tạo nhiều cơ hội để con tương tác với những đứa trẻ khác cùng tuổi, cho dù đó là thông qua các buổi chơi, các chuyến đi đến sân chơi, hoặc các hoạt động có tổ chức như lớp học âm nhạc hoặc thể dục dụng cụ.

Trẻ mẫu giáo và các mối quan hệ bạn bè

Trẻ mẫu giáo và các mối quan hệ bạn bè

Đến 5 tuổi, nhiều trẻ bắt đầu thích bầu bạn với những đứa trẻ khác hơn là với người lớn. Chúng cũng có thể tỏ ra ưu tiên những đứa trẻ nhất định hơn những đứa trẻ khác. Con bạn có thể có một người nào đó mà chúng gọi là “bạn thân”. Điều quan trọng là cha mẹ phải nuôi dưỡng những tình bạn này. Khuyến khích con bạn rủ người bạn thân nhất của chúng đi chơi.

Trẻ mẫu giáo lớn hơn bắt đầu hiểu và nội tâm hóa các chuẩn mực xã hội. Con bạn khi 5 tuổi có thể nhận ra rằng nếu không quan tâm tới bạn bè, thì họ sẽ không muốn chơi với chúng nữa. Điều này giúp định hướng hành vi và lựa chọn của trẻ.

Trong khi trẻ 5 tuổi có thể là những người bạn đáng yêu tuyệt vời, chúng cũng dễ bị tổn thương. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hiểu được sức mạnh của sự từ chối. Đừng ngạc nhiên khi nghe một cuộc tranh cãi giữa hai đứa trẻ 5 tuổi mà đỉnh điểm là tuyên bố “Nếu cậu không đưa tớ quả bóng thì chúng ta không làm bạn với nhau nữa.”

Hầu hết thời gian, đây chỉ là tương tác bình thường của trẻ 5 tuổi. Nhưng điều quan trọng là phải để mắt đến những hành vi xấu tính và đảm bảo rằng con bạn không tham gia hoặc bắt nạt người khác vò bắt nạt có thể xảy ra ngay cả ở độ này.

Những thách thức trong độ tuổi này

Bạn bè của đứa trẻ 5 tuổi không chỉ là bạn mà còn là những người có ảnh hưởng lớn đến trẻ. Vì vậy, bạn có thể thấy trẻ đang cố gắng thực hiện những hành vi mới đối với bạn. Ví dụ, nếu người bạn thân nhất của trẻ nói về một chương trình truyền hình cụ thể, con bạn có thể đột nhiên đòi xem nó, ngay cả khi TV bị cấm trong nhà bạn. Trẻ có thể đòi ăn một loại ngũ cốc có đường vì nó là món khoái khẩu của bạn.

Trẻ cũng có thể bắt đầu “cãi lại” nhiều hơn trong khoảng thời gian này. Dù tức giận nhưng hành vi này thực sự là một dấu hiệu tốt cho thấy con bạn đang học cách kiểm tra thẩm quyền và độc lập hơn. Cố gắng phản ứng một cách bình tĩnh, bởi vì việc bạn phản ứng mạnh là điều trẻ đang tìm kiếm trong những tình huống này.

Trong khoảng thời gian này, trẻ cũng có thể bắt đầu cãi vã nhiều hơn với các anh chị lớn hơn. Vì trẻ nghĩ rằng chúng có thể làm mọi thứ mà người anh lớn của chúng có thể làm và thất vọng khi chúng không thể. Ba mẹ có thể nhận thấy mình đang ở giữa những cuộc tranh cãi của anh chị em hàng ngày.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, nếu thấy hay hoặc bổ ích hãy share và bình luận phía dưới nhé! Chúc bạn luôn vui khỏe.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: WebMD

Exit mobile version