Site icon Medplus.vn

Sự phát triển thai nhi tuần 37 và những lưu ý

Quá trình phát triển của thai nhi tuần 37

Thai nhi tuần 37 của thai kì cũng là khi bé sắp chào đời. Lúc này bé có kích thước khoảng 48 cm, nặng gần 2,8 – 3 kg.

Lúc này bé đã phát triển đầy đủ khả năng phối hợp các bộ phận để các ngón tay nắm bắt. Các cơ quan trong cơ thể hầu như đã hoàn thiện và có thể độc lập.

Thai nhi tuần thứ 37 đã phát triển toàn diện các chức năng phối hợp tay chân

Đây là lúc phổi và não đã phát triển hoàn toàn. Não của thai nhi sẽ tiếp tục phát triển và kết nối các dây thần kinh đến những năm đầu đời. Bé chăm tập thở hơn để chuẩn bị thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ. Bạn nên nghe những bản nhạc nhẹ vừa thư giãn vừa giúp kích thích phát triển não bộ của thai nhi trong tuần thứ 37.

Tuần thai thứ 37 cơ thể của mẹ thay đổi ra sao ?

Sự thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 37

Ở giai đọa thai kì 37, mẹ sẽ dễ cảm nhận những cơn đau thường xuyên hơn. Mẹ có thể thấy sự gia tăng dịch tiết âm đạo. Nếu có dấu hiệu bất thường như chảy máu hãy liên lạc với bác sĩ ngay nhé!

Mẹ sẽ thấy khó ngủ hơn vào ban đêm. Vì vậy hãy thoải mái ngủ vào ban ngày. Sức ép ít hơn trong các cơ quan tiêu hóa sẽ làm giảm bớt chứng ợ nóng và táo bón. Khả năng tiêu hóa cũng sẽ dễ dàng hơn. Thay vào đó sẽ cảm nhận sức ép nhiều hơn lên bàng quang.

Mẹ sẽ thấy mọc lông nhiều hơn ở một số chỗ

Đây là thời gian mẹ thấy lông mình mọc lên nhiều hơn. Đau lưng, đau vùng chậu vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Hiện tượng tăng cân không còn nữa, nhưng em bé thì có.

Khô mắt sẽ có thể xảy ra. Vì vậy bạn nên chuẩn bị thuốc nhỏ mắt để không làm mắt bị khô nhé.

Sự thay đổi tâm lý của mẹ trong tuần 37

Trong những tuần cuối, việc lo lắng là điều không thể tránh khỏi. Mẹ nên tìm cách thư giãn để giảm bớt căng  thẳng, luôn giữ tâm lí thoải mái nhé.

Thư giãn có thể cung cấp cho mẹ nhiều lợi ích. Không chỉ giúp mẹ giảm lo lắng về việc sinh con còn giúp mẹ nghỉ ngơi, có giấc ngủ ngon hơn.

Mẹ nên nghe nhạc hoặc đọc truyện để thư giãn và cũng để phát triển trí não cho bé khi còn trong bụng mẹ.

Nếu có áp lực hay cần tâm sự nói chuyện thì hãy nói với chồng cùng gia đình ngay nhé.

Lưu ý cho mẹ

Trong giai đoạn những tuần cuối của quá trình mang thai, mẹ nên lưu ý một số điều sau

Kiểm tra tiền sản hàng tuần, nếu có những thắc mắc hãy nói với bác sĩ để được giải đáp.

Nếu mẹ bị chảy máu đỏ tươi tạo thành một hay hai đốm máu thì hãy gọi cho bác sĩ ngay.

Ở giai đoạn tuần 37, nếu mẹ đau bụng dữ dội và kiên tục kéo dài thì hãy liên hệ bác sĩ hoặc đến bệnh viện, phòng khám.

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần thai 37

Trong giai đoạn mang thai tuần 37, để giữ cho mình không bị quá căng thẳng, mẹ cần nói với bác sĩ hoặc chồng để tìm ra cách để thư giãn nhất có thể, nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Báo cho bác sĩ ngay nếu mẹ bị nhức đầu nghiêm trọng hoặc giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng, bồn nôn, ói mửa trong thời kì này. Đây là triệu chứng của tiền sản giựt, rất nguy hiểm nên hãy báo với bác sĩ và đến bệnh viện kịp thời.

Xét nghiệm cần thiết của thai nhi tuần 37

Trước thời điểm sinh con và trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ sẽ đi khám thường xuyên hơn. Một số xét nghiệm, kiểm tra mà mẹ cần làm trong tuần thứ 37

Kiểm tra vùng xương chậu

Xét nghiệm dung tích hồng cầu

Xét nghiệm tiểu đường thai kì

Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B

Xét nghiệm kháng thể Rh

Sức khỏe của mẹ và thai nhi trong tuần 37

Mẹ bầu nên vận động nhẹ và giữ tinh thần thoải má trong những tuần cuối của thai kì

Lưu ý về dinh dưỡng (thực phẩm)

Nhằm đảm bảo tình trạng phát triển thai nhi tuần 37 chế độ ăn uống vô cùng quan tròn. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu đến tuần này vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ calo, chất dinh dưỡng, các vitamin cần thiết cho cơ thể.

Bạn nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi để tránh bệnh thiếu canxi cho mẹ và bé. Các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như trứng, sữa, các loại tôm cá nhỏ ăn cả vỏ, các loại rau củ như đậu đỗ…

Đừng quên các loại rau củ quả trong bữa ăn hằng ngày bạn nhé. Chú ý nên ăn nhiều các lại rau có màu xanh đậm, các loại cây họ đậu. Chúng cung cấp cho bạn nhiều hơn chất xơ, giúp bạn tránh bị bệnh táo bón làm phiền.

Lưu ý về sức khỏe mẹ bầu tuần thai 37

Bạn nên chú ý đến những chuyển động của bé. Cũng như những tuần trước, bạn có thể thực hiện cách thử những cử động của bé như chạm nhẹ ngón tay vào bụng, trò chuyện cùng bé, hoặc thử uống một ít nước ép hoa quả lạnh. Nếu cử động của bé hoàn toàn hạn chế, bạn có thể báo cho bác sĩ, hoặc đến bệnh viện khám.

Nên tập đi bộ nhẹ hoặc các hoạt động nhẹ, nó sẽ giúp bạn sinh dễ hơn đó nhé.

Nếu có cảm cúm hay sử dụng thuốc thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống.

Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi tuần 37

Trong giai đoạn này mẹ cần tập trung bổ sung vitamin K. Đây là vitamin thiết yếu để tạo đông máu, rất quan trọng trong thời điểm sinh nở. Một lượng lớn vitamin K sẽ giúp cầm máu khi bé rời khỏi bụng Mẹ.

Tăng cường ăn rau củ, hoa quả. Bổ sung lượng nước uống sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm bài viết: Thai nhi tuần 36, Thai nhi tuần 38

Nguồn: Tổng hợp

Đừng quên ghé Medplus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version