Site icon Medplus.vn

Sự phát triển thai nhi tuần 5 và những lưu ý

Quá trình phát triển của thai nhi tuần 5

Thai nhi tuần 5, đã dần được định hình rõ hơn. Hệ thống tuần hoàn và tim của bé hình thành, chỗ phình ra là nơi tim bé đang phát triển. Những mạch máu đầu tiên của bé được hình thành vào cuối tuần thai thứ 5. Dây rốn thay thế cho màng phôi. Dây rốn làm việc với nhau thai để đưa dưỡng chất và oxy đến cho bé, lấy đi các chất thải. Thai nhi 5 tuần có chiều dài cỡ đầu viết, khoảng 1.5mm và đang phát triển nhanh từng ngày trong cơ thể mẹ.

Sự phát triển của thai nhi tuần 5

Xương của thai nhi đang bắt đầu hình thành, đầu bé ở phía sau sẽ phát triển nhanh hơn ở phía trước. Miệng và lưỡi cũng bắt đầu hình thành cùng với tay và chân ở tuần thứ 5. Phần lớn sự phát triển của bé ở tuần này tập trung vào não bộ. Với khoảng 100 tế bào não mới được hình thành mỗi phút. Vậy nên,mẹ luôn cảm thấy đói liên tục. Vì cần nguồn năng lượng từ thực phẩm để hỗ trợ cho sự phát triển của bé bên trong. Thận của bé đã nằm đúng vị trí nhưng chưa có khả năng lọc máu. Thận sẽ sớm bắt đầu hoạt động thải nước tiểu, đóng góp một lượng lớn chất lỏng vào trong thành phần nước ối. Lượng nước ối này sẽ bao quanh bé trong suốt 8 tháng tới.

Tuần thứ 5 cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần 5

Mẹ có thể bị táo bón do hormone progesterone sản sinh ra khi mẹ mang thai. Có tác dụng làm thư giản các cơ ảnh hưởng lên ruột già làm nó hoạt động chậm lại. Mẹ cần uống nước nhiều và tăng cường chất xơ để khắc phục tình trạng này. Tình trạng nôn mửa, thậm chí là nóng lòng ngực có thể xuất hiện suốt cả ngày và kéo dài trong vài tuần tới.

Ở tuần thứ 5, cơ thể mẹ sản xuất nhiều máu hơn, để mang khí oxy và dưỡng chất cho thai nhi. Sự gia tăng máu có thể làm nhịp tim tăng lên để bắt kịp nhu cầu và những thay đổi này. Làm mẹ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.

Mẹ bầu thường mệt mỏi khi mang thai.

Mẹ có thể bị nổi nhiều mụn do ảnh hưởng các hormone đang tăng nhanh. Mẹ có cảm giác vùng bụng dày lên, mặc dù đến tuần 12 tử cung mới được nâng lên khỏi xương chậu. Một số mẹ bầu sẽ tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhưng có số ít lại giảm cân, tùy vào từng cơ thể mỗi cá nhân.

Mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, mặc dù ngủ rất nhiều, đây là triệu chứng phổ biến ở giai đoạn này. Mẹ yên tâm, vào cuối giai đoạn này, sức khỏe và năng lượng của mẹ sẽ trở lại bình thường.

Sự thay đổi tâm lý của mẹ trong tuần 5

Tâm lý mẹ có sự biến đổi nhẹ khi nhận thức được việc mình đang mang thai. Mẹ có thể sẽ lo lắng về việc nuôi nấng một đứa trẻ bé xíu cho đến lúc trưởng thành. Tuy nhiên, mẹ đừng nên lo lắng quá, việc lo lắng quá mức sẽ làm tình trạng tồi tệ hơn. Cùng tâm sự với chồng, chia sẻ những phiền muộn trong lòng sẽ giúp tâm tình mẹ tốt hơn.

Lưu ý của mẹ

Vệ sinh răng miệng, bảo vệ và phòng ngừa các bệnh về nướu rất quan trọng đối với sự phát triển của thai kỳ. Hãy đảm bảo răng miệng của mình luôn trong tình trạng tốt trong suốt thai kỳ. Khi làm bất kỳ các kiểm tra nào, mẹ nên tránh các tia tử ngoại, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến bé cưng.

Thai nhi tuần 5 vẫn còn rất yếu, mẹ nên có những vận động nhẹ nhàng tránh làm hại đến con. Nghỉ ngơi nhiều ở giai đoạn này là ưu tiên hàng đầu cho mẹ bầu.

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần thứ 5

Mẹ nên đi khám thai sớm và cố gắng khám đúng lịch hẹn. Tham khảo với bác sĩ các loại thuốc mẹ đang dùng. Khi mang thai, mẹ nên tránh các công việc dễ bị stress, nên thư giản, nghỉ ngơi nhiều hơn.

Kiểm tra thay đổi về cân nặng, huyết áp cũng như là sức khỏe tổng quát của mẹ giúp phát hiện sớm các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Vệ sinh răng miệng rất quan trọng trong quá trình mang thai. Mẹ nên hẹn lịch khám với nha sĩ, trao đổi với nha sĩ cách để giữ vệ sinh răng miệng tốt nhất trong thời kỳ mang thai.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi tuần 4

Lưu ý về thực phẩm

Mẹ cần tiếp tục theo chế độ ăn uống dành riêng cho mẹ bầu. Một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Mẹ nên xử lý thực phẩm kỹ trước khi ăn. Ăn kỹ, nấu chín giúp mẹ tránh những vi khuẩn còn sót lại trong thực phẩm. Đối với rau củ quả, mẹ nên hấp chín hoặc luộc chín trước khi sử dụng. Để giữ cho hương vị cũng như là chất dinh dưỡng còn lưu lại bên trong.

Hãy cất bớt các thức ăn vặt, thay vào đó các loại dùng để phết bánh mì để ăn vặt khi đói. Một loại phết bánh mì giàu vitamin nhóm B có giá trị dinh dưỡng hơn các loại ăn vặt.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh dành cho mẹ bầu

Nên cân nhắc việc ăn gừng nhiều hơn, gừng có thể giải quyết vấn đề buồn nôn. Nên chia nhỏ bữa ăn và tránh các bữa ăn cách nhau quá lâu.

Lưu ý về sức khỏe

Thể dục hỗ trợ sức khỏe tốt cho mẹ và con trong giai đoạn này. Lựa chọn trang phục thể thao phù hợp, đặc biệt là giày và áo ngực thể thao. Đừng bỏ qua các động tác vươn duỗi để ngăn ngừa căng thẳng cơ bắp. Đi bộ, bơi lội là những bài tập làm dịu cơn đau nhứt liên quan đến việc mang thai.

Bổ sung dinh dưỡng

Bổ sung sản phẩm chuyên biệt cho phụ nữ mang thai để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Không nên chỉ tập trung vào một dưỡng chất đơn lẻ. Sữa dành cho mẹ bầu theo thai kỳ là lựa chọn hàng đầu cho việc bổ sung dưỡng chất cho bé phát triển tốt nhất. Trong sữa có nhiều thành phần hỗ trợ phát triển não bộ, giúp trẻ thông minh.

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Xem thêm bài viết: Sự phát triển của thai nhi tuần 4 và những lưu ý

Nguồn: Tổng hợp

 

Exit mobile version