Site icon Medplus.vn

Sự phát triển thai nhi tuần 14 và những lưu ý

Sự phát triển thai nhi tuần 14

Tuần 14, việc xác định giới tính chính xác hơn.

Quá trình phát triển thai nhi tuần 14

Thai nhi 14 tuần tuổi có kích thước nặng khoảng 45g và có dài khoảng 9 cm tính từ đầu đến chân. Chân của bé đã dài hơn cánh tay và có thể cử động các khớp tay, chân. Mí mắt của bé khép chặt nhưng bé vẫn có thể cảm nhận được ánh sáng.

Tuần 14, kích thức thai nhi như trái chanh vàng.

Lúc này lông tơ đã phát triển trên khuôn mặt của bé. Lớp lông tơ này sẽ phát triển và cuối cùng sẽ bao trọn cơ thể của bé cho đến khi bé được sinh ra. Ngoài ra, bé cũng bắt đầu sản xuất hormone tuyến giáp bởi lúc này tuyến giáp của bé đã trưởng thành.

Tuần 14, mẹ bầu có thể thực hiện siêu âm để biết giới tính của thai nhi.

Tuần thứ 14 cơ thể mẹ phát triển ra sao?

Sự thay trong đổi cơ thể mẹ ở tuần 14

Sự thay đổi tâm lý của mẹ ở tuần 14

Em bé ngày một lớn dần lên, tâm trí của các mẹ bầu trở nên mong chờ. Các mẹ thường khó tập trung vào các công việc mà chỉ nghĩ đến em bé trong bụng. Đây là một trong những tâm lý phổ biến với các bà bầu khi mang thai giai đoạn này.

Tâm trí mẹ luôn dành cho em bé trong bụng mẹ.

Lúc này các mẹ đã bắt đầu lên kế hoạch chuẩn bị cho những giai đoạn thai kì tiếp theo. Nếu giai đoạn này các mẹ tiến hành siêu âm có thể biết được giới tính thai nhi thì việc mong chờ con yêu ra đời ngày càng lớn.

Mẹ cảm thấy tự tin, yêu đời hơn bởi đang có một sự sống hình thành trong bụng mẹ. Mỗi khi làm gì đó mẹ không còn một mình mà có con trong bụng mẹ đồng hành cùng mẹ qua mỗi một chặng đường. Mỗi khi mẹ sinh hoạt, ăn uống đều không còn “làm theo” bản thân nữa mà luôn suy nghĩ tới những điều đó có ảnh hưởng gì đến con hay không? Mẹ cảm thấy mình trở thành một người mẹ thực sự.

Mẹ dần cảm nhận được sự sống hình thành trong bụng mẹ.

Lưu ý của mẹ

Đây là giai đoạn mà bạn bắt đầu cảm thấy thực tế rõ ràng hơn. Bạn đã cân bằng được năng lượng và tập trung công việc hơn. Bây giờ mẹ bầu nên bắt đầu tìm hiểu về chế độ nghỉ thai sản của mình. Trong thời gian này các mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi nên hãy có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe của mình và của em bé.

Nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo sức khỏe mẹ và em bé.

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần 14

Trao đổi với bác sĩ về thai nhi tuần 14

Trong tuần 14, mẹ bầu thường xuyên gặp tình trạng khó ngủ. Tình trạng này có thể kéo dài, việc này có thể giúp mẹ quen hơn với việc chăm sóc mỗi khi em bé quấy khóc khi sinh. Tuy nhiên, các mẹ nên tham khảo khi sử dụng các loại thuốc mất ngủ, an thần. Tuyệt đối không tự ý các loại thuốc bất kì khác mà không có ý kiến của bác sĩ.

Các mẹ cũng nên nói chuyện với con, đọc sách hoặc cho con nghe nhạc. Điều đó giúp con phát triển tốt kĩ năng ngôn ngữ khi chào đời.

Đọc sách tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Xét nghiệm thai nhi tuần thứ 14

Các mẹ có thể kiểm tra và tiến hành thực hiện các xét nghiệm như:

Sức khỏe của mẹ và thai nhi tuần 14

Lưu ý dinh dưỡng

Đu đủ chín là loại trái cây có lợi với bà bầu trong tuần 14 này.  Đu đủ giúp giảm hẳn chứng ợ nóng khó chịu của bà bầu trong giai đoạn này. Ngoài ra, hãy ăn thêm các  rau củ quả vào thực đơn giai đoạn này.

Nước ép đu đủ tốt cho sức khỏe bà bầu tuần thứ 14

Giai đoạn này thai nhi cần nhiều chất đạm và sắt để phát triển. Hai chất này có nhiều trong trứng gà, thịt bò,  cá, ngũ cốc. Tăng cường thêm vitamin C với các loại trái cây vì chúng giúp hấp thu sắt cho cơ thể bé và mẹ.

Uống đủ nước mỗi ngày, ăn uống đúng bữa, không bỏ ăn, bổ sung các loại thức ăn dạng lỏng như cháo, súp để giảm tình trạng ợ nóng.

Bổ sung chất xơ làm giảm chứng táo bón, đầu hơi, khó tiêu.

Lưu ý sức khỏe

Các mẹ bầu nên thay đổi các áo quần rộng rãi, phù hợp với vóc dáng để thoải mái.

Tiếp tục duy trì các bài tập thể dục, yoga để có một sức khỏe tốt, dẻo dai chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Các mẹ có thể dành ra 15-20 phút mỗi sáng đi bộ tắm nắng để hấp thụ tốt vitamin D.

Bổ sung dinh dưỡng

Bổ sung thêm các dinh dưỡng như sắt, canxi, vitamin qua các thực phẩm dinh dưỡng và sữa cho bà bầu. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Xem thêm bài viết: Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 15

Nguồn tham khảo: tổng hợp

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version