Site icon Medplus.vn

Sưng hạch bạch huyết – Đừng Lơ Là Dù Chỉ 1 Giây !

sung hach bach huyet la gi - Medplus

Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cơ quan miễn dịch, giúp chống lại các tác nhân gây hại trong cơ thể người. Hầu hết, sưng hạch bạch huyết là tình trạng diễn ra rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, vậy sưng bạch huyết có đáng lo ngại ? Hãy cùng theo Songkhoe.medplus tìm hiểu kiến thức về căn bệnh này nhé !

Sưng hạch bạch huyết (nổi hạch ) là hiện tượng xuất hiện các khối u nhỏ bằng hạt đậu trên cơ thể. Các khối u này phát triển dọc theo các khớp cổ tay, bàn tay,mắt cá chân và bàn chân. Hạch bạch huyết có vai trò quan trọng tong việc bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Nhưng khi cơ thể bị nhiễm trùng, sẽ tự sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch. Các tế bào miễn dịch này tăng lên khiến các hạch bạch huyết gây ra tình trạng sưng lên. Nhiễm trùng và viêm là những nguyên nhân khiến sưng hạch bạch huyết.

Những đối tượng thường bị sưng hạch?

Sưng hạch bạch huyết thường xảy ra tình trạng khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên chứng nổi hạch thường xuất hiện ở những người từ 20 đến 50 tuổi và tỷ lệ xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn gấp 3 lần tỷ lệ xuất hiện ở nam giới.

Có các dạng hạch phổ biến nào?

Trong cơ thể con người có vô số hạch bạch huyết nhưng chỉ trong số ít đó có thể chạm và cảm nhận được, kích thước mỗi bạch huyết cũng khác nhau.

Những vị trí mà bạn có thể cảm nhận được hạch như:

Kích thước của hạch bạch huyết khác nhau, có khi nhỏ như đầu kim đến lớn như hạt đậu.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng sưng hạch bạch huyết là do đâu ?

Nhiễm trùng và viêm là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sưng hạch bạch huyết. Tuy nhiên, có thể xuât phát từ những nguyên nhân khác. Thông thường, từ vị trí nổi hạch sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân chính gây ra bệnh.

Có thể kể đến một số bệnh gây nên sưng hạch bạch huyết như:

Nhiễm trùng tai

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm trùng tai hơn người lớn. Đa phần nhiễm trùng tai là do dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm virus

Như virus Varicella-zoster, virus gây ra bệnh thủy đậu và herpes zoster ; Rubella, một số loại siêu vi gây sởi; Virus HIV, gây bệnh AIDS; Herpes simplex, virus gây r mụn rộp miệng; mụn rộp sinh dục và viêm não mụn rộp; cúm, siêu vi khuẩn gây bệnh cúm.

Nhiễm khuẩn

Streptoccoccus hoặc Strep, vi khuẩn gây ra chứng viêm họng hoặc viêm amidan, Staphylococcus, hội chứng sốc chât độc (TSS) hoặc viêm vú ; Mycobaterium tuberculosis, một loại vi khuẩn gây bệnh lao…Các lọa vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể có thể gây nhiễm trùng.

Nhiễm trùng da

Là nguyên nhân khá phổ biến khiến hạch bạch huyết sưng có đi kèm theo triệu chứng : phát ban, da trở nên đỏ, đau hoặc ngứa.

Đau họng do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, viêm amidam hoặc chấn thương cổ và cổ họng.

Rối loạn hệ miễn dịch

Cũng là một nguyên nhân khá phổ biên gây nên tình trạng sưng hạch.

Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Giang mai, bệnh lậu, tình trạng sưng thường xuất hiện ở vùng bẹn…

Dấu hiệu & triệu chứng của sưng hạch bạch huyết là gì ?

Khi các hạch bạch huyết bắt đầu sưng, ta sẽ cảm thấy những triệu chứng ban đầu như đau khi ấn vào tuyến bị sưng, hạch thường phổ biến ở cổ tay, ngón tay, lòng bàn tay, mắt cá chân và bàn chân. Hạch có thể phát triển trong nhiều tháng nhưng có thể nổi lên một cách đột ngột. Một số trường hợp người bệnh có thể bị đau do hạch đè nén lên các vùng dây thần kinh lân cận. Khi đã cảm nhận các triệu chứng ban đầu, bạn có thể cảm thấy một loạt các triệu chứng khác. Các triệu chứng tiếp theo thường dựa vào loại bệnh hoặc nhiễm trùng gây ra sưng hạch.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ sưng hạch bạch huyết

Rất nhiều yếu tố phổ biến phải kể đến như:

Chẩn đoán & điều trị sưng hạch bạch huyết

Chẩn đoán

Thông tin được cung cấp không thể thay thế lời khuyên của chuyên viên y tế. Vì vậy, bạn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Điều trị

Tại một số trường hợp,sưng hạch bạch huyết sẽ tự lành đi mà không cần dùng thuốc. Lúc này nguyên nhân gây bệnh thường chỉ là cúm nhẹ hoặc ngộ độc thực phẩm.

Điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc kháng virus

Các thuốc này là cách điều trị phổ biến nhất ngăn chặn tình trạng sưng do nhiễm khuẩn. Trong khi đó, nếu nguyên nhân là virus, bạn sẽ được cho thuốc có thể làm giảm các triệu chứng phát sinh. Để có kết quả điều trị tốt nhất, hãy tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ và dược sĩ.

Điều trị nguyên nhân

Đôi khi, sưng là kết quả của tình trạng sức khoẻ, chẳng hạn như lupus hoặc viêm khớp dạng thấp do bệnh tự miễn. Điều trị các bệnh này có thể trị sưng hạch hiệu quả.

Điều trị ung thư

dựa vào loại ung thư sẽ xác định phương pháp điều trị, có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị liệu.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà:

Khi nào cần đến gặp bác sĩ ?

Việc bỏ qua hoặc không điều trị các hạch bạch huyết bị sưng, có rất nhiều khả năng bạn sẽ bị nhiễm trùng. Hãy dành thời gian để hẹn thăm khám cùng với bác sĩ, để được theo dõi và tìm ra giải pháp tốt nhất cho tình trạng mà bạn đang gặp phải về vấn đề sưng hạch bạch huyết.

Nếu có nhu cầm thăm khám bệnh các bạn có thể tham khảo những địa chỉ phòng khám uy tín tại đây :

Top 5 phòng khám đa khoa y tín tại TP.HCM

Top 4 phòng khám đa khoa uy tín quận 4 TP.HCM

Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm những kiến thức y khoa về bệnh sưng hạch bạch huyết và nhanh chóng tìm ra được giải pháp tốt nhất cho tình trạng của mình.

Một số nguồn thông tin tham khảo thêm: VinmecHelloBacsi

 

 

 

 

Exit mobile version