1. Dấu hiệu suy dinh dưỡng bào thai
Suy dinh dưỡng bào thai không chỉ ảnh hưởng đến chỉ số chiều cao, cân nặng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Mẹ có thể nhận biết sớm thai nhi bị suy dinh dưỡng qua các kỳ khám thai. Dựa vào các chỉ số như chiều cao tử cung, vòng bụng bác sĩ có thể chẩn đoán thai nhi có đang phát triển tốt hay không.
Ngoài ra, qua mức độ tăng cân của mẹ trong quá trình mang thai cũng có thể nhận biết thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay không. Thông thường, trong suốt thai kỳ mẹ bầu tăng từ 10-12kg. Đối với những mẹ ở cuối thai kỳ nhưng cân nặng chỉ tăng 6kg. Nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai khá cao. Trẻ em sinh ra dưới 2,5kg được xem là suy dinh dưỡng.
2. Mẹ nên làm gì?
Để chủ động khắc phục tình trạng này, mẹ bầu cần ưu tiên nghỉ ngơi, hạn chế bị stress. Bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng để mẹ tăng mức cân nặng lên từ 10-12kg. Vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ khi bị bệnh suy dinh dưỡng bào thai là rất quan trọng, vì thế các mẹ cần lưu ý như sau:
- Ủ ấm cho trẻ, cho trẻ nằm cạnh mẹ ngay sau khi sinh. để tránh trẻ bị hạ mức thân nhiệt xuống thấp.
- Theo dõi cơ thể bé nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời như bé bị hạ thân nhiệt, hạ đường máu, hay hạ canxi máu.
- Tắm nước sạch, thay băng rốn cho bé hàng ngày.
- Sau khi sinh xong cần cho trẻ bú ngay trong nửa giờ đầu tiên.
- nên cho bé bú bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Nếu như bé bú kém thì cần vắt sữa ra cốc và đút từng thìa.
- Chỉ nên cho bé tập ăn dặm khi được hơn 6 tháng tuổi, đảm bảo khẩu phần ăn của bé có đầy đủ các vi chất thiết yếu.
- Mẹ cũng có thể bổ sung thêm men tiêu hóa để cho bé để bé phát triển cả chiều cao, cân nặng phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng.
- Ngoài ra còn cần ăn uống bổ sung thêm các vi chất như canxi, vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Phòng ngừa nguy cơ
Suy dinh dưỡng để lại những hậu quả không tốt đối với bé. Bé mắc các bệnh chậm lớn, còi xương, trí não kém thông minh…Vì vậy khi mang thai mẹ cần bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm như đạm, vitamin, axit folic, canxi cho bà bầu, sắt, i-ốt cùng các vi chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Để bé có thể hấp thụ tốt và phát triển toàn diện. Mẹ nên thường xuyên đi khám thai định kỳ để có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, trong thời gian thai nghén mẹ bầu nên có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động vất vả và luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Xem thêm bài viết:
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!