Site icon Medplus.vn

Tắc kè đá – Bổ thận, chắc răng cùng vị thuốc ” tắc kè “

16 tac ke da1 - Medplus

Tắc kè đá luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Tắc kè đá, Co ạng tó, Cốt toái bổ

Tên khoa học : Drynaria bonii Christ

Họ: Họ Ráng (Polypodiaceae)

1. Đặc điểm dược liệu

Tắc kè đá là loài thực vật sống phụ sinh trên đá hoặc những thân gỗ lớn. Thân rễ có dạng mầm và được phủ vảy màu vàng bóng.

Cây có 2 dạng lá, lá thường dài 25 – 45cm, phiến lá màu xanh, lá xẻ thùy lông chim, mỗi lá gồm có 3 – 7 cặp lông chim, cuống dài 10 – 20cm. Lá hứng mùn có hình trái xoan, thường khô, có màu nâu và ôm lấy thân. Mặt dưới lá có các túi bào tử nằm rải rác không đều.

 

2. Bộ phận dùng

Thân rễ của cây tắc kè đá được thu hoạch để làm thuốc.

3. Phân bố

Cây mọc hoang ở dọc suối, núi đá và trên những thân cây gỗ, tập trung nhiều ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Đồng Nai, An Giang, Quảng Trị và Lâm Đồng. Ngoài ra cây tắc kè đá cũng mọc nhiều ở Lào và Campuchia.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái thân rễ gần như quanh năm nhưng thời điểm thu hái tốt nhất là vào tháng 4 – 9 hằng năm.

Sau khi thu hoạch, đem cạo bỏ lông, sau đó thái miếng nhỏ và đem phơi khô. Khi dùng đem đốt nhẹ cho cháy hết lông phủ bên ngoài, đem thân rễ ủ cho mềm rồi tiếp tục tẩm mật và sao vàng.

5. Bảo quản

Nơi khô ráo và thoáng mát.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Trong dược liệu có chứa 25 – 34.89% tinh bột.

2. Tính vị

Vị hơi đắng, tính ấm.

3. Quy kinh

Quy vào kinh Thận và Can.

4. Tác dụng dược liệu

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

– Tác dụng của cây tắc kè đá theo Đông y

5. Cách dùng – liều lượng

Cây tắc kè đá được sử dụng ở dạng ngâm và thuốc sắc là chủ yếu với liều 6 – 12g/ ngày. Ngoài ra nhân dân còn sử dụng dược liệu tươi để điều trị chứng đau nhức do chấn thương.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc trị thận hư gây đau răng, chảy máu chân răng và răng lung lay

2. Bài thuốc trị thấp khớp mạn thể nhiệt

3. Bài thuốc trị đau nhức do phong thấp

4. Bài thuốc uống giúp bồi bổ thận và chắc răng

5. Bài thuốc chữa thận hư gây đau lưng và ù tai

6. Bài thuốc trị người ê ẩm do té ngã

7. Bài thuốc chữa tụ máu, bong gân do chấn thương

8. Bài thuốc trị thận hư gây nhức mỏi xương khớp, đau nhức lưng, gối mỏi

9. Bài thuốc giúp bồi bổ khí huyết và gân xương, sử dụng trong điều trị và phòng ngừa loãng xương, suy nhược cơ thể, gãy nứt xương

10. Bài thuốc trị gãy xương kín và chấn thương phần mềm

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

Exit mobile version