Site icon Medplus.vn

Tại sao bạn lại bị chuột rút? 6 cách thoát khỏi chuột rút nhanh chóng

Chuột rút là một hiện tượng thường gặp trong quá trình vận động. Khi cơ bị co rút sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội khiến bạn không thể cử động được. Vậy nguyên nhân và triệu chứng chuột rút là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Chuột rút là sự co rút hay thắt chặt ở cơ bắp

Bệnh chuột rút là gì?

Chuột rút là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, ngoài ý muốn, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho cử động khó khăn. Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường gặp ở bắp thịt của cẳng chân, bắp thịt đùi và hông, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Thời gian cơ co có thể diễn ra từ vài giây tới vài phút, nhưng hay tái diễn.

Nguyên nhân và yếu tố rủi ro gây ra chuột rút

Các nguyên nhân sau đây có thể là nguyên nhân khiến một người có nhiều khả năng bị chuột rút về đêm.

Phụ nữ mang thai thường hay dễ bị co rút cơ do thiếu các chất như_ canxi, photpho, magie,…

Mỏi cơ :

Nghiên cứu cho thấy mệt mỏi cơ bắp là nguyên nhân chính dẫn đến rút cơ. Các vận động viên có nhiều khả năng bị rút cơ chân sau khi tập luyện. Tập luyện quá sức trong thời gian dài ban ngày. Có thể khiến một số người gặp phải tình trạng rút cơ nhiều hơn về đêm.

Lười vận động: 

Việc không hoạt động thể chất thường xuyên khiến các cơ bắp không được co giãn có thể làm tăng nguy cơ bị rút cơ vào ban đêm. Mặt khác, các cơ ở những người ít tập thể dục có thể ngắn hơn. Điều này có thể làm tăng nguy cơ rút cơ hoặc co thắt.

Vị trí cơ thể:

Ngồi hoặc nằm theo một tư thế liên tục trong thời gian dài làm hạn chế lưu lượng máu đến chân, chẳng hạn như đặt một chân lên chân kia hoặc hai chân bắt chéo, có thể dẫn đến rút cơ. Có thể thử nghiệm bằng cách nằm ngủ ở tư thế thoải mái hơn để xem điều này có làm giảm chứng rút cơ ban đêm không.

Người cao tuổi:

Những người lớn tuổi cũng có thể dễ bị rút cơ vào ban đêm. Một nghiên cứu cho thấy có tới 33% số người trên 50 tuổi trải qua chứng rút cơ chân về đêm mãn tính.

Thai kỳ:

Do nhu cầu dinh dưỡng tăng lên hoặc thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai, phụ nữ  cũng có thể mắc chứng rút cơ chân vào ban đêm.

Tác dụng phụ của thuốc:

Nhiều loại thuốc có các tác dụng phụ gây rút cơ bắp như: sucrose (sắt tiêm tĩnh mạch), naproxen, teriparatide, raloxifene, levalbuterol, albuterol/ipratropium, estrogen liên hợp, pregabalin…

Bệnh lý khác:

Một số bệnh mãn tính cũng có thể khiến một người có nguy cơ bị rút cơ ở chân, chẳng hạn như:

Nếu nghi ngờ các bệnh này là nguyên nhân của chứng chuột rút chân, nên tư vấn bác sĩ để biết thêm thông tin và được hướng dẫn.

Dấu hiệu bị chuột rút

Nếu bạn bị co rút ở một khối cơ bắp nào đó, thì khi sờ vào sẽ thấy cơ bị co cứng thành một cục. Lúc này, chân hoặc tay cảm thấy đau đớn và rất khó khăn trong việc cử động hay thậm chí là không thể cử động được trong một khoảng thời gian.

Bình thường, chuột rút chỉ xuất hiện triệu chứng cơ co rút. Nhưng nếu, hiện tượng này có đi kèm thêm các triệu chứng khác như: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao,… thì nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế để thăm khám. Bạn không nên chủ quan và coi thường sự co rút của cơ, vì rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Phương pháp điều trị chuột rút

Nếu xảy ra rút cơ vào ban đêm, cần bình tĩnh thả lỏng cơ thể để giảm các mức độ rút cơ. Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể thực hiện trong thời điểm này bao gồm:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version