Site icon Medplus.vn

Tại sao bữa sáng quan trọng với trẻ nhỏ?

Tại sao bữa sáng quan trọng với trẻ nhỏ?

Tại sao bữa sáng quan trọng với trẻ nhỏ?

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất của cả ngày. Đặc biệt, bữa sáng quan trọng với trẻ nhỏ vì có thể ảnh hưởng đến nguy cơ trẻ bị mắc bệnh tiểu đường. Trẻ nhỏ không nên bỏ bữa sáng, nhưng nếu ăn sáng cũng phải ăn đúng cách thì mới có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe.

Những trẻ không ăn sáng có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn

Theo một nghiên cứu mới đây tại Vương quốc Anh, những trẻ ăn sáng thường xuyên có khả năng kiểm soát quá trình trao đổi chất tốt hơn, từ đó ngăn chặn các yêu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đối với những bệnh liên quan tới béo phì, chẳng hạn như bệnh về tim mạch hay tiểu đường tuýp 2, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh từ khi trẻ còn nhỏ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

Trong vòng 30 năm qua tại Hoa Kỳ, tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ đã tăng lên hơn gấp đôi, trong đó hơn ⅓ trẻ nằm trong độ tuổi từ 6 đến 11. Tương tự tại Vương quốc Anh, 18,9% tổng số trẻ trong giai đoạn 10-11 tuổi mắc bệnh béo phì và khoảng 14,4% số trẻ em bị thừa cân.

Kết quả của những nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng bỏ bữa sáng là một trong những yếu tố gây ra bệnh tiểu đường ở người lớn và trẻ vị thành niên. Vì vậy, không có gì lạ nếu trẻ nhỏ cũng có thể đối mặt với nguy cơ này nếu không chịu ăn sáng.

Tại sao bữa sáng quan trọng với trẻ nhỏ?

Trẻ cần được ăn sáng đúng cách

Tuy nhiên, ngoài tần suất ăn sáng, thì chất lượng bữa ăn cũng là một trong những yếu tố chủ chốt ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Nếu bữa sáng bao gồm các loại thực phẩm không phù hợp, trẻ vẫn có khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thói quen ăn sáng của hơn 4.100 trẻ trong độ tuổi 9-10 và kiểm tra mẫu xét nghiệm máu để xác định lượng insulin vào lúc đói, lượng đường trong máu và glycohemoglobin (xét nghiệm kiểm tra lượng đường trong máu liên kết với hemoglobin trong hồng cầu).

Kết quả là, 26% trẻ không ăn sáng thường xuyên có lượng insulin vào lúc đói cao hơn (đây là yếu tố nguy cơ làm hạ mức đường trong máu), tình trạng kháng insulin cao hơn (khiến các tế bào không thể nhận năng lượng) và lượng glycohemoglobin cũng cao hơn so với các trẻ khác.

Các nghiên cứu trước đó cũng cho rằng việc ăn sáng có thể giúp điều tiết tốt hơn quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nếu những người bỏ bữa sáng bị hạ đường huyết và chỉ có thể nạp năng lượng vào bữa trưa, thì những ai ăn sáng sẽ có thể giúp lượng đường huyết ổn định ngay từ sáng sớm.

Nhờ đó, những người ăn sáng cũng ít ăn vặt và ít cảm thấy đói vào các thời điểm khác trong ngày, giảm nguy cơ bệnh béo phì và thừa cân. Khi lượng đường huyết luôn duy trì ở mức ổn định, tim mạch cũng có thể hoạt động hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, ăn sáng đầy đủ không có nghĩa là trẻ sẽ không bao giờ mắc bệnh tiểu đường. Để hạn chế nguy cơ kháng insulin cao, bố mẹ nên cho trẻ ăn sáng với những thực phẩm giàu chất xơ. Những thực phẩm này sẽ giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể trẻ trong suốt một ngày dài vì trẻ sẽ no lâu hơn sau khi ăn sáng.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version