Site icon Medplus.vn

TẠI SAO LẠI BỊ BỆNH CÚM MÙA ĐÔNG?

Cùng Medplus tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn về căn bệnh cúm mùa đông bạn đọc nhé!

Cúm mùa đông

1. Cúm mùa đông là gì?

Thời tiết mùa đông rất dễ phát sinh bệnh cảm cúm. Nguyên nhân bởi vì thường có những cơn mưa bất chợt mỗi khi bạn đi ngoài đường hoặc khi ban đêm bạn vẫn thường nằm quạt mà lại không giữ ấm được phần ngực và cổ sẽ sinh ra cảm lạnh và cảm cúm.

Khi ấy toàn thân bạn sẽ có dấu hiệu đau mỏi, khó chịu, sốt nóng sốt lạnh, nhức đầu, đau họng và ho… Do đó, thay vì sử dụng những loại thuốc giảm đau, hạ sốt bằng kháng sinh không cần theo toa để điều trị, bạn hãy sử dụng những biện pháp tự nhiên để tránh những tác dụng phụ không cần thiết ảnh hưởng tới sức khỏe.

2. Nguyên nhân cúm mùa đông là gì?

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng vào mùa đông, virus cúm sẽ khoác lên mình một lớp áo giáp. Lớp áo giáp này sẽ bảo vệ virus cúm và giúp chúng lây lan qua không khí. Nếu chúng ta có thể tác động vào lớp bảo vệ này, chúng ta có thể vô hiệu hóa được chúng.

Cụ thể khi ở trong môi trường có nhiệt độ lạnh, virus cúm sẽ tạo ra một lớp bao phủ cứng, hoạt động giống như một lớp màng bảo vệ, giúp virus lây lan qua không khí lạnh. Sau khi vào bên trong cơ thể con người, lớp màng đó sẽ tan chảy, virus bắt đầu hoạt động tấn công các tế bào của chúng ta và gây ra bệnh cúm.

Khi nhiệt độ môi trường ấm hơn, lớp bảo vệ của virus không hình thành, do đó virus cúm khó lây lan qua không khí có nhiệt độ ấm hơn. Đây là một lý do khiến cho virus cúm có thể phát triển mạnh vào mùa đông hơn là các mùa khác trong năm.

3. Triệu chứng cúm mùa đông là gì?

Cúm thường có biểu hiện ngay sau 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh. Những triệu chứng ban đầu có thể gặp là sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau mỏi cơ bắp, chóng mặt, mệt mỏi… Trẻ em khi mắc cúm có thể có thêm triệu chứng đau tai, đau họng, tiêu chảy, nôn mửa

Cúm là bệnh rất dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người xem nhẹ cúm, không có những biện pháp bảo vệ, phòng ngừa, từ đó phải gánh chịu những hậu quả đau lòng.

Biến chứng:

Cúm thường diễn ra quanh năm, có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với cảm thông thường nên rất nhiều người xem nhẹ. Chính vì sự chủ quan không điều trị hoặc điều trị quá muộn đã khiến bệnh chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp. Cúm còn là khởi nguồn của các bệnh: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm đường tiết niệu… nếu không điều trị kịp thời.

Phụ nữ mang thai nhiễm cúm trong 3 tháng đầu có khả năng sảy thai, thai lưu hoặc dị tật thai nhi. Nếu không may mắc cúm trong thời gian mang thai, phụ nữ nên theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách khám thai và siêu âm mỗi 2 tuần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó. Thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm là hội chứng Reye (gây sưng phù ở gan và não). Mặc dù đây là hội chứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao. Hội chứng này thường hay gặp nhất ở trẻ em từ 2-16 tuổi. Reye xuất hiện chỉ sau vài ngày bị cúm, khi các triệu chứng có dấu hiệu giảm dần, trẻ đột nhiên nôn mửa, chuyển sang mê sảng, co giật đi vào hôn mê sâu rồi tử vong.

4. Phòng ngừa cúm mùa đông

Để phòng bệnh cúm mùa đông, nên tạo thói quen thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm bệnh; giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống tốt; mang khẩu trang y tế đến nơi có đông người như bệnh viện, siêu thị, công viên…

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa đông là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm. Báo cáo của các nhà khoa học tại Canada chỉ ra rằng, vắc xin cúm có thể làm giảm tới 50% nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong vì các bệnh liên quan đến tim mạch.

 

Cúm mùa đông

Tìm hiểu từ nguồn:Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh cúm mùa đông là gì?, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version