Site icon Medplus.vn

Tại sao trẻ em lại mắc chứng dậy thì muộn?

Dậy thì muộn ở trẻ

Dậy thì muộn ở trẻ

Dậy thì muộn ở trẻ là vấn đề rất cần được các bậc phụ huynh quan tâm. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc dậy thì muộn ở trẻ và làm thế nào để khắc phục được tình trạng đó. Hãy cùng Songkhoe.medplus.vn giải đáp thắc mắc trên.

Dậy thì muộn là gì ?

Dậy thì muộn (hay còn gọi là chậm dậy thì) là tình trạng tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm thông thường.

Tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể của trẻ em bắt đầu trưởng thành và thường bắt đầu trong độ tuổi từ 7 đến 14 cho nữ trong độ tuổi từ 9 đến 15 cho nam. Lúc này tuyến sinh dục của trẻ bắt đầu tăng cường sản xuất các hormone sinh dục (testoterone ở bé trai và estrogen ở bé gái) dưới sự tác động của vùng dưới đồi và tuyến yên. Các hormone sinh dục này sẽ làm các đặc trưng giới tình của trẻ phát triển lên, chẳng hạn như ngực và buồng trứng ở bé gái, cơ bắp và tinh hoàn ở bé trai.

Nguyên nhân dẫn đến dậy thì muộn

Các dấu hiệu và triệu chứng của dậy thì muộn 

Dậy thì muộn ảnh hưởng như thế nào ?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chứng dậy thì muộn, ảnh hưởng của nó đến tâm sinh lý của trẻ sẽ khác nhau.

Chuẩn đoán và cách điều chứng dậy thì muộn

Bác sĩ sẽ kiểm tra mật độ estrogen, testosterone theo từng lứa tuổi, xét nghiệm máu để đo lường mức độ hormone trong máu, chụp X – quang kiểm tra sự phát triển của xương, siêu âm để kiểm tra buồng trứng, tử cung.

Họ cũng tiến hành phân tích nhiễm sắc thể để loại bỏ nguyên nhân bị rối loạn, chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) não kiểm tra hoạt động tuyến yên, xem tiền sử gia đình để tìm xem nguyên nhân có do thói quen ăn uống bất thường, tập thể dục thể thao quá mức dẫn đến sự trì hoãn dậy thì không.

Từ đó bác sĩ sẽ bổ sung hormone estrogen/progesterone bằng thuốc uống hay gel bôi cho bé gái và tiến hành bổ sung hormone testosterone bằng cách tiêm, dùng miếng dán hoặc gel bôi cho bé trai.

Các bậc phụ huynh nên làm gì khi trẻ mắc chứng dậy thì muộn?

Các bậc phụ huynh nên theo dõi sát sao những thay đổi của cơ thể trẻ nhỏ để kiểm soát tình hình và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như lịch khám bệnh nếu có những vấn đề khác nghiêm trọng hơn.

Hãy chia sẻ với trẻ nhiều hơn để giúp trẻ giữ tâm lý bình tĩnh và đón nhận chuyện này một cách tự nhiên. Nếu bạn cảm thấy không thể giải quyết những khúc mắc trong lòng trẻ, bạn nên tìm đến các bác sĩ tâm lý hoặc chuyên viên tư vấn học đường để có lời khuyên phù hợp.

Các nguồn thông tin tham khảo : Hello Bác sĩ, Vinmec, Youmed

Exit mobile version