Site icon Medplus.vn

Tầm gửi gạo – Cùng trị bệnh với 4 bài thuốc “thần kỳ”

5 tam gui gao1 - Medplus

Tầm Gửi Gạo luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Mộc vệ trung quốc, Tầm gửi, Chùm gởi, Mạy phác (Tày)

Tên khoa học: Taxillus chinensis (DC.) Danser

Họ: Loranthaceae (Tầm gửi)

1. Đặc điểm thực vật

Tầm gửi gạo là cây sống ký sinh trên cây gạo, thường mọc bò và leo. Cây có thân gỗ, chia đốt, giòn và có thể được phủ lông. Lá mọc đối xứng, phiến lá có hình oval hoặc hình mác, mép lá nguyên và gân lá hình lông chim. Hoa mọc thành cụm, hoa đơn tính hoặc lưỡng tĩnh. Quả nang, hình trụ cầu và có màu vàng.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây (cành, lá và thân) đều được sử dụng để làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, chỉ chọn thứ lá to, dày, xanh và không mục nát. Lá nhỏ, mỏng, vàng thường có tác dụng dược lý yếu.

3. Phân bố

Tầm gửi phân bố nhiều ở các tỉnh của nước ta, cây có thể sinh sống tại các tỉnh trung du miền núi đến đồng bằng. Tầm gửi thường sống ký sinh trên thân cây gạo, cây đa và cây dâu tằm (tầm gửi dâu được xem là dược liệu quý hiếm, còn được gọi là tang ký sinh).

4. Thu hái – sơ chế

Đặc tính của tầm gửi là sinh sống nhờ hút chất dinh dưỡng từ cây chủ nên thường phát triển mạnh và không bị rụng lá khi vào mùa đông. Vì vậy có thu hái dược liệu quanh năm, nhưng thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào mùa hè (thời điểm cây phát triển mạnh nhất).

Dược liệu thường được cắt nhỏ và phơi khô, để dùng dần.

5. Bảo quản

Nên bảo quản dược liệu ở trong bao nilong buộc kín để tránh hao hụt dược tính của cây và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng nên đem dược liệu phơi để tránh ẩm mốc và hư hại.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Tầm gửi gạo chứa các thành phần hóa học như quercituron, catechin, trans-phytol, afzeline, quercitrin, alpha-tocophenol, quinone,…

2. Tính vị

Vị hơi ngọt, đắng, mùi thơm và tính bình.

3. Qui kinh

Quy vào kinh Thận và Can (gan).

4. Tác dụng dược lý

Theo Đông Y

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

5. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu được sử dụng bằng cách sắc uống. Khi sắc dược liệu này, cần sắc từ 2 – 3 lần để dược tính của cây được tận dụng tối ưu. Liều dùng tham khảo 20 – 30g/ ngày.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc ngâm rượu với cây tầm gửi gạo

2. Bài thuốc giúp bồi bổ sức khỏe, mát gan và giải độc

3. Bài thuốc giúp bồi bổ sức khỏe, mát gan và giải độc

4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang và sỏi thận

Lưu Ý khi dùng Dược Liệu để trị bệnh

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version