Site icon Medplus.vn

Tam Lăng – Dược liệu nổi danh với công dụng Tiêu Thực, Chỉ Thống

Tam Lăng luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Tam lăng, Lòng thuyền

Tên khoa học: Curculigo gracilis (Kurz) Wall. ex Hook. f.

Tên đồng nghĩa: Moliniera gracilis Kurz

Họ: Hypoxidaceae (Sâm cau)

1. Đặc điểm dược liệu

Tam lăng là loại cây thân thảo sống lâu năm, có thân rễ cao to, thân cao 6 – 7 cm, to 1 – 2 cm. Một số đặc điểm nhận biết cụ thể như sau:

2. Phân bố

3. Cách thu hái

Bộ phận thường được dùng làm thuốc của cây tam lăng là thân rễ. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào mùa đông đến mùa xuân, đào lấy rễ, rửa sạch, cạo sạch lớp vỏ ngoài và phơi khô.

Tam lăng được bào chế bằng cách đào củ rễ, bỏ hết lá, tua rễ rồi phơi hay sấy khô được gọi là tam lăng sống. Khi tam lăng trộn giấm lên màu thâm thì được gọi là tam lăng chế giấm.

Dược liệu thu được loại tốt là loại không xốp, không mốc mọt có bề ngoài màu tro nhợt, cứng chắc, mịn. Dược liệu có mặt ngoài nhăn, sần sùi, hình nón, hơi dẹt, có vết dao cắt. Có vị nhạt, nhấm hơi có cảm giác tê lưỡi.

4. Bảo quản

Dễ mốc nên cần bảo quản ở nơi kín, khô ráo, trước mùa cần đem phơi kỹ.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nào nghiên cứu về thành phần hóa học của tam lăng. Chỉ biết hai thành phần chính là tinh dầu và chất bột.

2. Tính vị

Vị ngọt đắng, cay, không độc.

3. Quy kinh

Quy vào kinh can tỳ.

4. Tác dụng

Phá huyết khu ứ, hành khí, chỉ thống (giảm đau), thông kinh, làm thuốc tiêu, thuốc tán.

5. Chủ trị

6. Liều dùng

Sử dụng tốt nhất là khoảng 3 – 10g tam lăng mỗi ngày tùy theo tình trạng bệnh.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Chữa mất kinh vài tháng ở phụ nữ

2. Bài thuốc chữa tắt kinh do huyết ứ với tam lăng

3. Chữa đau bụng trên, đau tức hạ sườn

4. Chữa viêm gan, gan lách to

5. Chữa đầy hơi, chướng bụng

6. Chữa đầy bụng, đau thượng vị, hoành cách môn bị nghẹn

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Tam lăng mặc dù là vị thuốc nam quý chữa được nhiều bệnh, tuy nhiên trước khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các tác dụng phụ.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version