Site icon Medplus.vn

Tam Phỏng – Những công dụng và bài thuốc chữa bệnh của cây

Tam Phỏng

Tam Phỏng

Tam Phỏng hay còn gọi là tầm phỏng là thực vật thuộc họ bồ hòn. Trong Đông Y, cây có tác dụng chữa tê thấp, làm lành vết thương, chữa cảm lạnh, sốt,… Để hiểu rõ hơn về dược liệu này, cùng tìm hiểu với Medplus nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Tầm phỏng, Xoan leo, Mang hổ, Phong thuyền cát, Búp bụp, Phác tèng (Tày)

Tên khoa học: Cardiospermum halicacabum L.

Họ: Sapindaceae (Bồ hòn)

 Đặc điểm cây

Nơi sống và thu hái

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Cardiospermi Halicacabi.

Thành phần hoá học, tính vị

Thành phần hoá học

Các bộ phận của cây tam phỏng chứa saponin trong các nhánh cây có quebraquitol. Hạt chứa 32,28% dầu.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, hơi cay, tính mát, có tác dụng tiêu thũng chỉ thống, lương huyết giải độc, tiêu viêm. Rễ làm toát mồ hôi, lợi tiểu, khai vị, nhuận tràng, gây sung huyết, điều kinh.

Công dụng và những bài thuốc về Tam phỏng

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng chữa: Cảm lạnh và sốt; Viêm thận phù thũng, viêm đường tiết niệu, giảm niệu; Ðái tháo đường; Ho gà; Tê thấp. Dùng 15-30g dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, viêm mủ da, eczema, ghẻ ngứa, rắn cắn, chó dại cắn. Tuỳ trường hợp mà dùng cây tươi giã nát lấy nước uống hoặc dùng dây lá nấu nước rửa hay tắm. Dân gian dùng cây nấu nước lấy hơi xông chữa mắt đỏ.

Ở Ấn Độ, cây cũng dùng chữa tê thấp, đau các chi và trị rắn cắn. Rễ dùng trị tê thấp, đau lưng, đau thần kinh. Lá gây sung huyết dùng chữa tê thấp. Dịch lá dùng chữa đau tai trong.

Ở Campuchia lá tam phỏng dùng đắp ngoài trị các bệnh ngoài da.

Những bài thuốc về Tam Phỏng

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.

 

Exit mobile version