Vệ sinh vùng kín là một phần quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Điều này trở nên quan trọng gấp đôi khi bạn ở giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, việc vệ sinh vùng kín khi mang thai không thường xuyên được đề cập đến và phần lớn mọi người bỏ qua. Sựu thật rằng bạn cần vệ sinh vùng kín khi mang thai đúng cách để tránh bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào có thể gây ra biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Vậy tầm quan trọng của việc vệ sinh vùng kín khi mang thai như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
1. Mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo như thế nào?
Khi mang thai, bạn mong đợi cơ thể mình sẽ trải qua nhiều thay đổi rõ ràng, chẳng hạn như ngực lớn hơn và bụng ngày càng lớn. Những gì bạn có thể không biết là âm đạo của bạn cũng trải qua những thay đổi. Điều quan trọng là phải hiểu việc mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo như thế nào, ngay cả sau khi bạn sinh con.
Thời gian mang thai, mức độ hormone thay đổi cũng như lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên có thể khiến lượng dịch tiết âm đạo nhiều hơn. Hầu hết dịch tiết ra không có mùi và thường có màu hơi vàng khi nó khô đi. Điều này là vô hại và không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho bạn.
Tuy nhiên, khi những thay đổi về tiết dịch hoặc tiết dịch có mùi hôi có thể là dấu hiệu của vấn đề nào đó. Do đó khi nhận thấy những triệu chứng bất thường sau hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ:
- Dịch âm đạo mỏng, màu trắng đục;
- Đau khi đi tiểu;
- Ngứa quanh âm đạo;
- Xuất hiện mùi hôi nặng khó chịu…
Lời khuyên: Hãy nhớ chăm sóc và vệ sinh vùng kín khi mang thai đúng cách, sử dụng nước rửa vệ sinh vùng kín dành cho bà bầu và uống nhiều nước.
2. Tại sao vệ sinh vùng kín khi mang thai lại quan trọng?
Nồng độ pH trong cơ thể thay đổi khi bạn mang thai và do đó, bạn có thể nhận thấy một vài thay đổi. Mức độ tăng của estrogen làm cho vùng kín của bạn dễ nhiễm khuẩn, gây kích ứng và nhiễm trùng. Do đó:
Vệ sinh vùng kín khi mang thai rất quan trọng. Nếu không giữ vệ sinh âm đạo đúng cách, mẹ bầu có nguy cơ mắc phải các tình trạng nhiễm trùng nấm men, nhiễm trùng vùng kín…
Một số vấn đề nhiễm trùng vùng kín khi mang thai thường gặp là:
2.1. Nhiễm trùng nấm men
Nhiễm trùng nấm men rất phổ biến trong tam cá nguyệt thứ 2 và khiến dịch tiết âm đạo chuyển sang loãng, hơi trắng, có mùi lạ và có thể dẫn đến ngứa. Nhiễm trùng như vậy xảy ra khi sự cân bằng men và axit trong âm đạo bị mất cân bằng. Chúng sẽ không gây nguy hiểm cho thai kỳ nhưng có thể rất khó chịu. Nhưng tin tốt là nó có thể được kiểm soát dễ dàng.
2.2. Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn là một bệnh nhiễm trùng âm đạo khác cần đề phòng – điều này là do sự mất cân bằng của lactobacilli tốt và vi khuẩn xấu. Bạn có thể nhận thấy chất dịch loãng có mùi tanh hơn bình thường. Nó có thể có màu trắng, xanh lá cây hoặc xám và có thể gây ngứa.
2.3. Tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo
Trong một số trường hợp, tiết dịch âm đạo tăng lên cho thấy dấu hiệu bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng âm đạo thường gặp khi mang thai, một phần là do sự thay đổi nội tiết tố làm thay đổi độ cân bằng pH của âm đạo.
2.4. Tăng sưng âm đạo
Để hỗ trợ em bé đang phát triển, lưu lượng máu sẽ tăng lên đáng kể trong thai kỳ. Không có gì bất thường khi môi âm hộ và âm đạo sưng lên và cảm thấy đầy hơn. Tình trạng sưng tấy và lưu lượng máu tăng lên cũng có thể làm tăng ham muốn tình dục và khiến bạn dễ bị kích thích. Sự thay đổi nội tiết tố và tăng lưu lượng máu cũng có thể khiến âm đạo và môi âm hộ sẫm màu và có màu hơi xanh.
Trong một số trường hợp, sưng âm đạo là do nhiễm trùng. Nếu sưng âm đạo kèm theo đỏ, rát và ngứa, hãy liên hệ với bác sĩ.
3. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe âm đạo khi mang thai?
Dưới đây là một số điều Nên và Không nên khi vệ sinh vùng kín khi mang thai:
- Hãy sử dụng một loại nước rửa vệ sinh vùng kín đơn giản, không có mùi thơm để vệ sinh vùng kín khi mang thai.
- Trong các loại nước rửa phụ khoa nên có thành phần là không kích ứng để cân bằng độ pH ở khu vực âm đạo. Bạn nên chọn dung dịch vệ sinh cho bà bầu có độ pH tự nhiên từ 3.5 – 4 để sử dụng. Khi vùng kín được cân bằng độ pH sẽ giúp ngăn ngừa mùi hôi khó chịu và các bệnh phụ khoa.
- Để vệ sinh vùng kín khi mang thai an toàn, bạn nên chọn lựa dung dịch vệ sinh phụ nữ mang thai có thành phần dịu nhẹ và an toàn được nhiều chuyên gia sản khoa khuyên dùng.
- Không thụt rửa âm đạo, điều này có thể làm trôi vi khuẩn tốt và thực sự có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Khi vệ sinh vùng kín khi mang thai, không rửa bên trong âm đạo. Âm đạo có cơ chế tự làm sạch với dịch tiết âm đạo giữ cho nó được làm sạch một cách tự nhiên.
- Không rửa vùng âm đạo bằng xà phòng và gel thông thường hoặc loại có mùi thơm quá nồng – điều này sẽ phá sự cân bằng độ pH và vi khuẩn tốt giữ cho âm đạo khỏe mạnh. Từ đó khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng hơn. Điều này cũng có thể dẫn đến kích ứng cho vùng da nhạy cảm ở khu vực này.
Xem thêm: [Chia sẻ] Cách vệ sinh vùng kín khi mang thai từ bác sĩ
Nguồn tài liệu: