Site icon Medplus.vn

Tần bì và những bài thuốc hiệu quả từ vỏ và lá cây

Tan bi - Medplus

A. Thông tin về Tần bì

Tần bì, hay còn được gọi là tần Trung Quốc, trăn tầu; có tên khoa học là Fraxinus chinensis Roxb và thuộc họ Nhài – Oleaceae.

1. Đặc điểm của cây

Bộ phần của cây có thể dùng: Vỏ, thân, lá.

Cây tần bì

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Tần bì là loài cây của Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên.

Cây mọc trên đất cát ven suối, bờ nước ở nhiều nơi thuộc Hà Tây, Hoà Bình cho tới Kon Tum, Lâm Ðồng.

Có thể thu hái vỏ quanh năm, tốt nhất là vào mùa xuân, rửa sạch, thái miếng, phơi khô.

3. Thành phần hóa học

Trong vỏ cây có chứa aesculin, aescudetin, fraxin, fraxetin, syringin.

B. Vị thuốc và Công dụng

1. Vị thuốc

Thuốc từ vỏ cây tần bì có tính vị đắng, chát, tính mát.

2. Công dụng

C. Các bài thuốc trị bệnh từ Tần bì

1. Chữa thấp nhiệt sinh lỵ, hoặc phụ nữ rong kinh, bạch đới

Dùng Tần bì 10g, vỏ rễ cây Thanh thất 12g cùng sắc uống.

2. Chữa hỏa bốc, mắt đỏ sưng đau và ra gió chảy nước mắt

Tần bì, Hoàng liên ô rô, mỗi vị 12g sắc uống.

3. Trị lỵ

Tần bì, hoàng bá mỗi vị 6g, sắc uống ngày một thang.

4. Trị đại tràng táo kết

Tần bì, đại hoàng, mỗi vị 6g, sắc uống ngày 1 thang.

5. Trị viêm phế quản

Dùng viên nén tần bì, mỗi viên chứa 0,3g cao chế từ tần bì; mỗi lần uống 2 viên, ngày 2 lần.

6. Trị ngứa, sần da

Tần bì 30g, nấu nước rửa hằng ngày.

7. Trị mắt chắp lẹo (mạch lạp thũng), đại tiện khô ráo

Tần bì 3 chỉ, Đại hoàng 2 chỉ. Sắc nước uống.

Lưu ý: Phụ nữ có thai kỵ dùng.

D. Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ Tần bì

Kiêng kỵ: Người vị yếu ăn kém và trong ruột không có thấp nhiệt thì cấm dùng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Tần bì cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version