Site icon Medplus.vn

Tân di: Thảo mộc “mát tay” trong việc điều trị bệnh viêm xoang

Tân di

Tân di

A. Thông tin về Tân di

1. Nguồn gốc

Ngoài tên gọi thông thường, loài cây này còn được nhân dân gọi với nhiều tên khác nhau như Tân thẩn, Hâu đào, Phòng mộc, Tân trĩ, Nghinh xuân. Đây vốn là nụ hoa sau khi phơi khô từ cây Mộc lan, đóng vai trò như một thành phần quan trọng trong việc điều chế thuốc trị viêm xoang, đau đầu,…

Nguồn gốc từ: Mộc lan (Magnolia liliiflora Desr.)

Họ: Ngọc lan (Magnoliaceae).

Tân di

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố: Chủ yếu được sản xuất ở các tỉnh Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, …

Thu hái: Vào thời điểm cuối thu – đầu xuân, lúc hoa chưa nở, người ta thu hái, cắt bỏ cành cây, phơi âm can cho vào thuốc dùng.

3. Thành phần hoá học

Theo Trung Dược Đại Tự Điển, người ta tìm thấy các hợp chất như: Cineol, Magnoflorine, Paeonidin, Eudesmin, Lirioresinol B Dimethyl Ether, Magnolin, Fargesin, Lignans,…

4. Tác dụng dược lý

Đối với niêm mạc mũi: nước sắc Tân di làm giảm tiết dịch mũi.

Tác dụng trên huyết áp: Dịch chiết Tân di chích vào tĩnh mạch hoặc tiêm vào khoang bụng, tiêm bắp nơi súc vật gây tê có tác dụng hạ huyết áp. Nhiều nghiên cứu trên chó cho thấy không có tác dụng đối với huyết áp thứ phát nhưng có tác dụng đối với huyết áp tiên phát. Không có dấu hiệu có hiệu quả giáng áp bằng đường uống.

Tác dụng trên tử cung: nước sắc Tân Di có tác dụng kích thích đối với tử cung của thỏ và chó.

Tác dụng kháng nấm: nước sắc Tân Di trong ống nghiệm có tác dụng kháng rất mạnh đối với nhiều loại nấm da thông thường.

B. Công dụng và liều dùng

1. Tính vị

Theo nghiên cứu, cây tân di có vị cay, tính ấm. Loài thảo mộc này được quy kinh vào 2 kinh Phế, Vị

2. Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, liều dùng khoảng 3 – 9g; bổn phẩm có lông, dễ kích thích cổ họng, cho vào thuốc thang nên dùng túi vải bọc sắc.

C. Bài thuốc có vị Tân di

1. Chữa viêm mũi, viêm xoang

Viêm mũi, viêm xoang:

Thành phần: Tân di 20g, nga bất thực thảo 5g

Lấy hai thứ đem ngâm nước trong 48 giờ rồi chưng cất lấy nước nhỏ mũi vài lần trong ngày.

Tham khảo: Tân di 9g, ké đầu ngựa 15g, bạc hà 6g. Sắc lấy nước uống, bã thuốc lại sắc tiếp, lấy nước cô thật đặc rồi hoà với nước ép của hành củ để nhỏ mũi.

2. Chữa cảm mạo đau đầu, tắc mũi

Thành phần: Tân di 3g, tô diệp 6g

Hãm nước sôi uống.

Tham khảo: Tân di, phòng phong, bạch chỉ, xuyên khung lượng bằng nhau. Sắc uống hỗn hợp trên.

3. Chữa ho

Thành phần: Tân di 5 – 7 cái, sắc kỹ lấy nước. Chế thêm mật ong uống ấm.

4. Tăng huyết áp, đau đầu do mạch máu

Thành phần: Tân di 3 – 12g. Sắc hoặc hãm uống thay trà, có thể pha thêm một chút đường phèn.

5. Chữa say nắng, hoa mắt chóng mặt, bức bối trong ngực

Thành phần: Tân di 5 – 7 cái. Hãm với một chút trà mạn uống.

6. Chữa cổ trướng do xơ gan

Thành phần: Rễ Tân di 1.000g. Sắc 3 lần, mỗi lần sắc trong 2 giờ, hoà nước thuốc cả ba lần, cô lại còn 2000 ml, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20 ml.

7. Chữa đau răng

Thành phần: Tân di 30g, sà sàng tử 60g, muối tinh 15g. Tất cả tán bột, mỗi lần lấy một chút bột thuốc xát vào răng đau.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version