Site icon Medplus.vn

Tang Chi | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Tang chi chính là cành của cây dâu tằm. Cây dâu tằm nguyên sản của Trung Quốc, được trồng rộng rãi ở các nước châu Á. Đã được trồng ở nước ta từ lâu đời khi người ta biết nuôi tằm. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu tang chi hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Tang Chi | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Tang chi; Cành dâu tằm

Tên khoa học: Morus alba L. Moraceae

Họ: Thuộc họ Dâu tằm – Moraceae.

Đặc điểm dược liệu

Tang chi chính là cành của cây dâu tằm. Cây dâu có thể cao 10-15m nếu không thu hái thường xuyên. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt. Hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi 3). Hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả mọc trong các lá đài, màu đỏ, sau đen sẫm, ăn được, còn dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu để uống, mùi thơm, vị chua ngọt.

Dâu tằm mọc và trồng khắp nơi ở nước ta để nuôi tằm. Cây Dâu cho ta nhiều vị thuốc như: Cây dầu tằm cho ta nhiều vị thuốc như: tang bạch bì (vỏ rễ dâu đã cạo bỏ lớp vỏ ngoài, lấy phần xơ trắng), tang diệp (lá dâu bánh tẻ), tang chi(cành dâu), tang thầm (quả dâu chín đen), tang kí sinh (tầm gửi trên cây dâu) tang phiêu tiêu (tổ trứng bọ nhựa trên cây dây), sâu dâu, nấm dâu.

Bộ phận dùng

Dùng cành của cây dâu tằm.

Thu hái và chế biến

Thu hái: Cành dâu hái vào mùa xuân và cuối hạ

Chế biến: Sau khi thu hái, bỏ lá cắt thành phiến phơi hay sấy khô, dùng tươi, khô hoặc sao hơi vàng.

Phân bố

Cây dâu tằm nguyên sản của Trung Quốc, được trồng rộng rãi ở các nước châu Á. Đã được trồng ở nước ta từ lâu đời khi người ta biết nuôi tằm.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Mulberrin, mulberrochromene, cyclomulberrin, cyclomulberrochromene, morin, cudranin, tetrahydroxystilbene, dihydro morin, dihydro keempterol, fructose, glucose, arabinose, xylose, stachyose, sucrose, chất tanin, flavon, tang bì tố.

Tính vị

Vị đắng, tính bình

Quy kinh

 Vào kinh Can.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Chưa có dữ liệu.

Theo y học cổ truyền

Tác dụng: Phát tán phong thấp, thông kinh, giảm phù

Chủ trị: Khớp đau nhức, sưng do phong thấp, trị cơ bắp sưng đau, vọp bẻ

Cách dùng và liều lượng

Liều dùng: Mỗi ngày sử dụng với liều dùng từ 6 – 12g/ngày

Cách dùng: Sắc uống.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Chữa chân tay tê dại do phong thấp

Tang chi 40g, Hổ tượng căn 40g, Xú ngô đồng 40g, Kim tước căn 40g, Hồng táo10g. Sắc uống. (Tang Chi Hổ Tượng Căn- Nghiệp Phương Tân Biên).

Trị lác, lang ben

Tang chi 60g, Ích mẫu thảo 120g. Sắc  pha ít rượu ấm uống. (Tang Chi Tiễn- Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).

Chữa phong thấp, đau lưng nhức mỏi, đau khớp

Tang chi16g, Mắc cỡ đỏ 16g, Cỏ xước 16g, rễ cây bưởi bung 12g, Thiên niên kiện 12g, cây lá lốt 16g. Tang kí sinh 12g, Sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Trị huyễn vựng (huyết áp cao)

Tang diệp, Tang chi, Sung úy tử, đều 16g, gia nước 1000ml sắc còn 600ml, ngâm rửa chân 30 – 40 phút mỗi ngày trước lúc ngủ. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Trị phong thấp chân tay đau nhức

Tang chi 20 – 40g sắc nước uống mỗi ngày, có thể kết hợp với Phòng kỷ, Uy linh tiên, Độc hoạt. Trường hợp đau chi trên gia Quế chi; đau chi dưới gia Ngưu tất, Mộc qua. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng tang chi cần lưu ý: Dùng thận trọng trong trường hợp hội chứng âm suy.

Tang Chi | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version