Site icon Medplus.vn

Tang Ký Sinh- vị thuốc bổ Mạnh Gân Xương mà bạn nên biết !

5tang ky sinh 1 - Medplus

Tang Kí Sinh luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Tang ký sinh, Tầm gửi cây dâu, Phoc mạy mọn (Tày)

Tên khoa học: Taxillus gracilifolius (Schult.f .) Ban

Họ: Loranthaceae (Tầm gửi)

1. Đặc điểm dược liệu

Tang ký sinh là thực vật sống ký sinh trên cây dâu tằm. Cây nhỏ, thường xanh, cành hình trụ và có màu nâu đen hoặc xám. Lá cây mọc so le, phiến lá hình bầu dục, đầu lá tù và gốc hơi tròn, chiều dài khoảng 4 – 8cm, rộng 2 – 5cm. Mép lá nguyên, hơi lượn sóng và có cuống ngắn.

Hoa mọc ở kẽ lá, thường mọc thành chùm, có màu hồng tím hoặc màu đỏ. Quả thường có hình bầu dục. Tang ký sinh ra hoa và quả vào tháng 1 – 3 hằng năm.

2. Bộ phận dùng

Lá, thân, cành và quả của cây được sử dụng để làm dược liệu.

3. Phân bố

Tầm gửi dâu phân bố nhiều ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Việt Nam,…

4. Thu hái – sơ chế

Các bộ phận của tang ký sinh thường được thu hái quanh năm. Khi thu hái cần để lại rễ nhằm giúp cây tiếp tục sinh trưởng.

Sơ chế: Đem bỏ các tạp chất, lá hư,… sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Hoặc có thể tẩm rượu sao qua (tuy nhiên cách này ít khi được sử dụng).

5. Bảo quản

Dược liệu dễ bị hư hại, ẩm mốc, vì vậy cần bảo quản ở nơi khô thoáng và kín gió

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Vị đắng, tính bình.

2. Thành phần hóa học

Lá và thân của tang ký sinh có chứa Avicularin và Quercetin. Trong đó lá còn có chứa Quercitrin, d-catechin và Hyperosid.

3. Tác dụng dược lý & chủ trị

Theo y học hiện đại

Theo Đông y

Chủ trị các chứng bệnh

4. Cách dùng – liều lượng

Tầm gửi dâu được dùng ở dạng sắc uống và dùng ngoài. Nếu dùng để uống, chỉ nên sử dụng từ 12 – 20g/ ngày.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh

2. Bài thuốc chữa đau lưng

3. Bài thuốc chữa viêm dây thần kinh ngoại biên

4. Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp tái phát

5. Bài thuốc chữa hội chứng Menie ở người xơ cứng động mạch và người thiếu máu

6. Bài thuốc trị đau lưng cấp tính do co cứng các cơ

7. Bài thuốc chữa đau dây thần kinh tọa do cột sống thoái hóa

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Không sử dụng dược liệu tang ký sinh cho các đối tượng sau:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version