Site icon Medplus.vn

Tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa

Tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa

Tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa

Tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa có thể là một bài toán khó đối với nhiều bậc bố mẹ. Nhưng với những thông tin trong bài viết này của ODP, chắc chắn bố mẹ sẽ sẽ thấy thoải mái hơn nhiều khi tập cho bé ăn bằng thìa!

Các bé thường bắt đầu hành trình tự ăn bằng cách dùng tay để bốc thức ăn, rồi mới dần chuyển sang dùng thìa, dĩa, rồi đến đũa. Một số bố mẹ rất ngại cho bé tự ăn bằng thìa vì e rằng bữa ăn sẽ trở thành một “bãi chiến trường”.

Tuy nhiên, chỉ cần bố mẹ lưu ý một số điều khi tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa, thì bé sẽ nhanh chóng thành thạo kỹ năng tự ăn. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Trước khi cho bé tự ăn bằng thìa

Mỗi bé có tốc độ phát triển riêng, nên bố mẹ hãy dựa vào các kỹ năng vận động của bé mà xác định thời điểm thích hợp để tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa nhé! Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cân nhắc một số yếu tố khác như:

Nếu bố mẹ đã cho bé ăn dặm bằng các loại thức ăn mềm và xay nhuyễn rồi nhưng vẫn chưa cho bé tự bốc ăn, thì bố mẹ nên cho bé tập bốc các miếng thức ăn thô trước rồi hãy tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa. Mục đích của việc này là để bé bắt đầu biết tự đưa thức ăn vào miệng. Bé 12 tháng tuổi đã có thể ăn được các miếng rau củ quả, mì ống ngắn…, miễn là các miếng không quá to và được nấu chín mềm (nhưng không nhuyễn).

Tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa

2. Khi nào nên tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa?

Nhìn chung, hầu hết các bé sẽ sẵn sàng tập tự ăn bằng thìa khi được khoảng 1 tuổi. Cũng có những biểu hiện chung ở bé, giúp bố mẹ biết rằng đã đến lúc tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa.

Trước hết, bố mẹ cần lưu ý rằng, khi được khoảng 6-10 tháng tuổi, trong lúc đang ăn, bé có thể quay đầu đi chỗ khác hoặc mím chặt miệng để thể hiện rằng mình no rồi. Còn khi lớn hơn một chút, bé sẽ có hành vi tương tự nhưng là vào thời điểm trước khi ăn, lúc bố mẹ xúc một thìa thức ăn cho bé. Đôi khi, bé còn tỏ ra không thích hoặc cáu giận, hoặc giằng lấy thìa. Đây đều là những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng và muốn tự mình xúc ăn bằng thìa.

3. Lựa chọn thìa phù hợp cho bé

Bố mẹ không nhất thiết phải mua bộ dụng cụ ăn riêng cho bé. Chỉ cần thìa ở nhà không quá nặng và dĩa không quá nhọn thì bố mẹ có thể cho bé dùng luôn. Tuy nhiên, nếu bố mẹ chọn thìa nhỏ, vừa với tay bé thì bé tự ăn bằng thìa cũng dễ hơn. Còn nếu bố mẹ mua bộ đồ dùng mới, hãy chọn những chiếc thìa có phần tay cầm khá to, chắc chắn, hoặc dĩa có đầu tròn, không quá nhọn. Bố mẹ cũng đừng quên đọc kỹ thông tin sản phẩm để chắc chắn rằng chúng không chứa bisphenol A (BPA) nhé!

Khi bắt đầu tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa, bố mẹ nên cho bé ăn những món mềm để bé dễ xúc. Nếu bé không xúc được, khiến bé sợ ăn bằng thìa hoặc bé không chịu ăn bằng thìa, thì bố mẹ hãy xúc thức ăn lên thìa rồi đưa thìa lại cho bé. Dần dần, bé sẽ hiểu và làm theo được.

Những món để bé tập xúc ăn bằng thìa dễ dàng là cháo yến mạch, khoai tây nghiền, sữa chua, trứng rán… Khi bé được khoảng 18 tháng tuổi và đã dùng thìa được vài tháng, bố mẹ có thế bắt đầu cho bé làm quen với những món ăn mới, có tính “thách thức” hơn, như canh/súp, hoặc những món mì có sợi dài hơn.

4. Cho bé tự ăn bằng dĩa

Khi bé đã quen với việc tự xúc ăn bằng thìa thì bố mẹ hãy thử cho bé làm quen với dĩa. Bố mẹ hãy làm mẫu cách xiên thức ăn rồi đưa cho bé, để bé tập làm theo nhé! Việc này có thể sẽ hơi mất thời gian, nhưng nếu bố mẹ tỏ ra vui vẻ, để bé cảm thấy thoải mái, thì bé sẽ có hứng thú và cuối cùng cũng biết cách dùng dĩa thôi.

Một số món ăn phù hợp để bé tự ăn bằng dĩa là: khoai tây cắt miếng và nấu chín, mỳ ống hình nơ hay hình vỏ sò, hoa quả mềm cắt miếng…

Khi cho bé tự ăn bằng dĩa, bố mẹ nên chú ý chọn những loại thức ăn đủ mềm để bé không bị hóc, nhưng vẫn đủ cứng để không bị trượt đi hoặc nát ra khi bé dùng dĩa xiên vào.

5. Làm sao để bữa ăn gọn gàng hơn?

Trong thời gian đầu tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa, bữa ăn có thể sẽ kéo dài và rất bừa bãi. Để có thể dọn dẹp dễ dàng hơn, bố mẹ nên trải khăn lớn dưới ghế bé ngồi, bé ăn xong thì bố mẹ mang khăn đi giặt luôn. Bố mẹ cũng nên cho bé mặc những bộ đồ dễ cởi, dễ giặt nữa nhé.

Để bé ít quậy phá khi ăn, bố mẹ nên tạo ra và giữ những thói quen ăn uống đều đặn cho bé (ăn đúng giờ, ngồi đúng chỗ để ăn…). Bé nào cũng vui vẻ, thoải mái hơn khi có lịch sinh hoạt ổn định và không có quá nhiều sự lựa chọn, bố mẹ nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version