Site icon Medplus.vn

Tất tần tật những điều cần biết về bệnh rối loạn tiền đình

bệnh rối loạn tiền đình là gì?

bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là hệ thống nằm ở phía sau ốc tai, có nhiệm vụ điều chỉnh và duy trì trạng thái cân bằng cho cơ thể và phối hợp cử động các bộ phận đầu, tay chân, thân mình,…Dây thần kinh số 8 chịu trách nhiệm truyền thông tin và điều khiển hệ thống này. Bệnh rối loạn tiền đình là tình trạng dây thần kinh số 8 bị tổn thương. Khiến đường truyền bị “hỏng” , thông tin đến hệ thống bị sai. Dẫn đến tình trạng người bệnh mất khả năng kiểm soát thăng bằng của cơ thể. Còn có các dấu diệu hay chóng mặt, choáng váng,…

Ảnh hưởng của bệnh rối loạn tiền đình

Nguyên nhân? Đối tượng có thể bị bệnh rối loạn tiền đình?

Những đối tượng có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở người trưởng thành. Một nghiên cứu ước tính khoảng 35% người lớn từ 40 tuổi trở lên – xấp xỉ 69 triệu người mắc phải bệnh này. Rối loạn tiền đình thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới.

Nguyên nhân khiến hệ thống tiền đình bị tổn thương có thể do bệnh, lão hóa hoặc chấn thương. Nhiều người có vấn đề về việc giữ thăng bằng khi họ lớn tuổi hơn. Những người có tiền sử bị chóng mặt cũng là đối tượng có thể mắc phải tình trạng này.

Tình trạng này có nhiều nguyên nhân:

Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình

Khi rối loạn chức năng tiền đình xảy ra thường có một hoặc nhiều triệu chứng sau, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mỗi người sẽ có các biểu hiện khác nhau:

Vậy nên rối loạn tiền đình rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ bị mất ý thức, thậm chí đột qụy do máu lên não kém.

Những phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình?

Dựa trên bệnh sử, kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ có thể lựa chọn đề xuất các cách điều trị thích hợp với từng bệnh nhân:

Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình: Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn các bài tập phối hợp đầu, cơ thể, mắt giúp rèn luyện bộ não giúp nhận biết, xử lý các tín hiệu từ hệ tiền đình.

Tập thể dục tại nhà, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, dùng thuốc theo đơn.

Có thể tiến hành phẫu thuật khi các phương án nêu trên không hiệu quả.

Cách phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình

Để phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình bạn nên chú ý những hoạt động sau:

  1. Tránh những tư thế gây chóng mặt, uống đủ nước mỗi ngày.
  2. Tránh dùng những thức ăn, đồ uống ngọt quá hoặc mặn quá. Tránh uống cafe hay thức uống có cồn vì sẽ làm ù tai nặng hơn.
  3. Tránh những loại thực phẩm chứa acid amin tyramine như: rượu vang đỏ, gan gà, sữa chua, chocolate, chuối, cam, phô mai, các loạt hạt,…
  4. Không hút thuốc lá, không ngồi liên tục quá lâu, tránh quay cổ hoặc đứng lên, ngồi xuống quá nhanh.
  5. Tránh leo trèo cao, tránh lo âu, căng thẳng, hoảng hốt thái quá.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Theo bác sĩ chuyên khoa, rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý điều trị tại nhà, trước khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Lưu ý, các phương pháp chữa trị dân gian chỉ dành cho những trường hợp bệnh nhẹ.

Theo nghiên cứu, vấn đề giữ thăng bằng còn do tác dụng của việc sử dụng thuốc điều trị đau mạn tính. Thế nên nếu có bất kì dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh rối loại tiền đình hãy đến ngay phòng khám hoặc bệnh viện gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và có các biện pháp xử lý kịp thời bạn nhé.

Những bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Hello Bacsi, Vinmec, Medlatec, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Exit mobile version