Site icon Medplus.vn

Thạch Lựu Bì | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Thạch lựu bì là một loài dược thảo có nguồn gốc từ Afghanistan và Iran, đang được trồng rộng rãi trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Trong Y học dân gian cổ truyền, người ta sử dụng Thạch lựu bì để điều trị giun sán ký sinh hệ tiêu hoá, đau răng, kiết lỵ… Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu thạch lựu bì hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Thạch Lựu Bì | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Thạch lựu bì

Tên khoa học: Punica granatum L.

Họ: Lựu (danh pháp khoa học: Punicaceae)

Đặc điểm dược liệu

Thạch lựu cao khoảng 2 – 3m, thuộc loài cây nhỏ hoặc cây nhỡ. Vỏ thân cây mỏng, màu xám; cành cây mảnh khảnh và đôi khi có gai. Lá Thạch lựu thường tụ thành cụm gồm nhiều lá mọc đối nhau. Lá hình mác thuôn, rộng 1 – 2cm, dài khoảng, 5 – 6cm, đầu tù hoặc hơi nhọn, gốc thuôn, mép nguyên, hai mặt nhẵn bóng, mặt trên màu sẫm hơn. Cuống lá ngắn; lá kèm hình chỉ và rất nhỏ.

Hoa Thạch lựu màu đỏ, màu vàng hoặc màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Đài hoa là 6 phiến dày màu đỏ nhạt, dính liền ở phần dưới của thành ống ngắn. Tràng hoa cũng gồm 6 cánh nhăn nheo, mỏng manh. Hoa Thạch lựu có rất nhiều nhị; bầu 2 tầng, tầng dưới có 3 – 4 ô và tầng trên 6 – 7 ô với rất nhiều noãn.

Quả mọng, to khoảng chừng nắm tay người lớn, có 4 – 5 lá đài tồn tại ở đỉnh. Vỏ quả dày, màu lục và chuyển sang màu vàng lốm đốm đỏ nâu khi chín. Bên trong quả có 8 ngăn xếp thành hai tầng, tầng dưới 3 ngăn, tầng trên 5 ngăn, được ngăn cách nhau bởi các màng mỏng. Quả có rất nhiều hạt màu hồng với vỏ ngoài trong suốt, mọng nước và ăn được.

Thạch lựu là loài cây ưa sáng, có biên độ sinh thái rộng, có thể chịu được nhiệt độ từ -10°C đến 40°C. Tuy nhiên, khí hậu nóng ẩm ở vùng nhiệt đới là thích hợp nhất đối với cây. Cây sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất, nhất là đất giàu kali.

Bộ phận dùng

Vỏ quả, vỏ thân và vỏ rễ Thạch lựu.

Thu hái và chế biến

Thu hái: Thu hoạch thạch lựu bì quanh năm bằng cách đào rễ, bóc bỏ lõi và chỉ lấy vỏ, sấy hoặc phơi khô. Thu hoạch quả Thạch lựu vào tháng 7, bóc lấy vỏ quả, sau đó bỏ màng trong rồi sấy khô.

Chế biến: Đồ vỏ đã phơi khô đến khi mềm, rồi thái mỏng và sao sơ qua. Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh ánh sáng và ẩm mốc. Không để dược liệu lâu quá 2 năm (tốt nhất là dưới 1 năm).

Phân bố

Thế giới: Thạch lựu có nguồn gốc từ Afghanistan và Iran, hiện nay cây được trồng rộng rãi trên khắp các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, đặc biệt là ở Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Nam Á và Đông Nam Á.

Việt Nam: Cây được trồng nhiều ở một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ và các tỉnh phía nam.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Thạch lựu bì chứa khoảng 22% tannin (gồm acid punicotanic, acid digalic hoặc galatanic).

Ngoài ra, trong vỏ còn có 0,5 – 0,7% alcaloid toàn phần gồm các hoạt chất pelletierin, methylpelletierin, pseudopelletierin và isodopelletierin (tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo cách chăm sóc cây, điều kiện thu hái và bảo quản). Isopelletierin và pelletierin có hoạt tính trị giun sán cao.

Vỏ quả chứa khoảng 20 – 30% tannin, ngoài ra còn có granatin, isoquercetin, acid ursolic và acid betulic.

Vỏ rễ Thạch lựu chứa 2,5-di-O-galloyl-4,6-O(S)hexahydroxydiphenoyl-D-glucuronic acid, diellagilacton, các alcaloid hygrin và norhygrin…

Tính vị

Thạch lựu bì có vị chua, chát, tính ôn, có độc, có tác dụng sáp trường, chỉ huyết, khu trùng. Hoa lựu có vị chua, chát, tính bình, có tác dụng chỉ huyết.

Quy kinh

Chưa có dữ liệu.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Từ xa xưa, người dân ở Trung Quốc và châu Âu đã biết dùng vỏ rễ Thạch lựu để trị bệnh giun sán ký sinh đường tiêu hoá. Hoạt chất isopelletierin và pelletierin có trong vỏ thân và vỏ rễ Thạch lựu là hai thành phần chính có tác dụng diệt giun sán, đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu.

Tuy nhiên, do độc tính quá cao nên hiện nay ít được sử dụng trong điều trị lâm sàng. Ở người, dùng pelletierin với liều 0,5 – 0,6g có thể gây hoa mắt, chóng mặt, mệt lả, buồn nôn, tiêu chảy. Để tăng cường hiệu quả diệt sán, đồng thời giảm độc tính, người ta thường dùng dạng tannat pelletierin vì dạng này không hòa tan trong dịch ruột nên không bị hấp thu nhanh chóng vào máu, đồng thời tăng nồng độ tiếp xúc với sán.

Trong thí nghiệm trên thở, dịch chiết vỏ rễ lựu trong nước cho tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu.

Nước sắc vỏ lựu có tác dụng ức chế các vi khuẩn: Escherichia coli, Bacillus dysenteriae, B.pyocyaneus, B.typhi, Streptococcus aureus.

Ngoài ra, dịch chiết từ vỏ lựu với nồng độ 10g/Iít có khả năng chống các chủng nấm gây bệnh cho cây lúa và cây mía là Colletotrichum falcatum Went và Piricularia oryzae Cav. Khi cho thỏ uống dịch chiết này 2 lần/ngày cho tác dụng cầm tiêu chảy.

Trong vỏ lựu chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại đến tim, trì hoãn tiến trình lão hoá, giảm nguy cơ ung thư và loại bỏ những độc tố tích tụ trong cơ thể. Các nhà khoa học ở Anh đã chứng minh được tác dụng điều trị bệnh Alzheimer và Parkinson của punicalagin – hoạt chất chiết từ vỏ lựu. Punicalagin có tính chất chống oxy hoá, ức chế quá trình viêm gây sưng trong các tế bào não, dẫn đến ngăn chặn nguy cơ tổn thương các tế bào này.

Theo y học cổ truyền

Cách dùng và liều lượng

Liều dùng thạch lựu bì: Dạng nước sắc 30 – 40g.

Liều dùng vỏ quả: 15 – 20g/ngày sắc với 400ml nước còn 100ml thêm đường và tinh dầu thơm cho dễ uống, uống một lần trong ngày.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Thuốc diệt sán

Vỏ rễ lựu 40g, đại hoàng 4g, hạt cau 4g, nước 750ml. Sắc đặc còn 300 ml, uống vào sáng sớm lúc đói, chia 2-3 lần.

Chữa lỵ tiêu chảy lâu ngày không khỏi

Thạch lựu bì, đẳng sâm, bạch truật, cam thảo mỗi thứ 5g; bào khương (gừng đã chế) 3g. Sắc nước uống.

Chữa kiết lỵ, đi ngoài ra máu

Hoa lựu 50g, rau sam 50g, nhọ nồi 30g, rau má 30g, kim ngân hoa 30g, rễ cúc áo hoa vàng 10g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, cắt nhỏ, nấu với nước 2-3 lần, rồi cô thành cao lỏng, hòa với sirô với tỷ lệ 1:1. Trẻ em 5 tuổi, mỗi lần uống 1-2 thìa cà phê; trên 10 tuổi 2 – 3 thìa, người lớn mỗi lần 4 – 6 thìa cà phê. Ngày dùng 2 lần.

Chữa đái sót, đái rắt

Thạch lựu bì 20g, vỏ rễ dâu 20g, sắc uống.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng thạch lựu bì cần lưu ý:

Thạch Lựu Bì | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version