Site icon Medplus.vn

THẦN SA (辰砂) – Bài thuốc trị “điên cuồng” hiệu quả

than-sa-bai-thuoc-tri-dien-cuong-hieu-qua

than-sa-bai-thuoc-tri-dien-cuong-hieu-qua

Theo tài liệu cổ: THẦN SA có  Vị ngọt, tính hơi hàn và có độc. Quy kinh: Tâm. Có công năng: Trấn tâm an thần, thanh nhiệt giải độc. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

than-sa-bai-thuoc-tri-dien-cuong-hieu-qua

1. Thông tin khoa học:

2. Mô tả

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

Thu hoạch

Bộ phận dùng

Chế biến

 

Cách 1:
Cách 2:
Cách 3:

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

B. Tác dụng dược lý

1. Tác dụng dược lý:

Muối HgSe dưới dạng keo có trong Chu sa hây Thần sa hoặc tổng hợp được ít độc và có tác dụng:

+ An thần rất mạnh, chống co giật mạnh hơn hẳn các chất an thần thường dùng như Bromua.Tác dụng ở vỏ não không làm thay đổi nhịp tim và không chống được nôn do apomorphin.

+ Kéo dài giấc ngủ do các barbituric lên 2 – 3 lần và kéo dài thời gian mê do pentothal cũng 2 – 3 lần (Báo cáo của Hoàng tích Huyền, Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà nội) về thí nghiệm các muối selenua natri, kali, muối selenit và muối selenua thủy ngân do Đàm trung Bảo tổng hợp từ Selen trong Chu sa, Thần sa.

2. Theo các tạp chí nước ngoài, một số hợp chất selen được dùng với những công dụng như Chu sa, Thần sa.

Một số hợp chất của selen (Anh, Ấn Độ) được dùng làm thuốc an thần.

3. Thuốc có tác dụng giải độc, chống mốc thối.

Dùng ngoài thuốc có tác dụng ức chế, sát khuẩn ngoài da, ký sinh trùng. Hợp chất selen được các nhà nghiên cứu Liên xô cũ thí nghiệm thấy có tác dụng diệt nấm. Trị một số bệnh ngoài da. Hoạt chất chủ yếu phần nhiều do muối selen.

4. Chu sa rất độc

Khi nung vào lửa vì lửa tách thủy ngân theo công thức:

HgS + O2 (lửa) Þ SO2­ + Hg

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

Công năng

Công Dụng

Lưu Ý

Liều dùng

Bài thuốc sử dụng

1.Chữa chứng suy nhược thần kinh, tinh thần bứt rứt, khó ngủ, tim hồi hộp:

+ Thần sa (tán mịn) 1g, tim lợn 1 cái. Cho Thần sa và giữa tim lợn, hấp chín, ăn mỗi ngày 1 cái.

+ Chu sa an thần hoàn (Lam thất bí tàng): Chu sa 4g, Hoàng liên 6g, Sinh địa, Đương qui, Chích thảo đều 2g, Chu sa thủy phi, tất cả tán bột mịn làm hoàn (theo tỷ lệ các vị thuốc, có thể làm nhiều hay ít tùy nhu cầu). Mỗi lần uống 3 – 4g, ngày 2 lần ( 1 lần trước ngủ) với nước ấm.

2. Chữa trẻ em khóc đêm, ngủ hay giật mình:

+ Bột Chu sa (Thần sa) 0,3 – 1g dạng bột hay viên, uống với nước sắc Thảo quyết minh 10g trước lúc ngủ.

3. Chữa phụ nữ sau sanh chóng mặt, hoa mắt do mất máu:

+ Bột Chu sa ( Thần sa)1,5 – 3g, uống với giấm nóng hoặc nước tiểu trẻ em. Đã trị 16 ca đều khỏi, thường sau khi uống bệnh nhân tỉnh táo, hết chảy máu ( Báo cáo của Lưu Thiên Phùng, Báo Tân trung y 1975, 5:27).

4. Giải đậu độc lúc sắp mọc hay mới mọc:

+ Bột Chu sa 1g, hòa mật uống.

5. Chữa di tinh:

+ Chu sa ( thủy phi) 1 – 2g cho vào quả tim lợn lấy chỉ buộc, nấu hoặc chưng cách thủy, ăn mỗi tối trước lúc ngủ.

6. Chữa trẻ em sốt cao co giật hôn mê, nói sảng, dùng bài:

+ Ngưu hoàng thanh tâm hoàn (Đậu chẩn thế y tâm pháp): Ngưu hoàng 1g, Chu sa 6g, Sinh Hoàng liên 15g, Hoàng cầm 12g, Sơn chi 12g, Uất kim 8g. Tất cả tán bột mịn làm hồ, mỗi lần uống 1 – 3g với nước thang Đăng tâm.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version