Site icon Medplus.vn

Thận ứ nước là bệnh gì? Nguy hiểm không? Có điều trị được không?

Thận ứ nước là bệnh gì? Nguy hiểm không? Có điều trị được không?… và rất nhiều câu hỏi khác mà phụ huynh những bệnh nhi này quan tâm. Medplus hi vọng bài viết dưới đây sẽ giải đáp một phần những vướng mắc, nhưng băn khoăn của các bậc phụ huynh có trẻ được chẩn đoán “thận ứ nước”.

1. Nguyên nhân gây thận ứ nước

Các bệnh gây ứ nước ở thận

– Có nhiều bệnh là nguyên nhân gây ứ nước ở thận: sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản; nếu là sỏi nhỏ, nó di chuyển từ thận xuống bàng quang, nhưng nếu hòn sỏi quá to sẽ gây tắc nghẽn niệu quản, làm cho nước tiểu sẽ ứ lại trên chỗ tắc; trong khi thận vẫn tiếp tục lọc ra nước tiểu mà niệu quản bị tắc, không xuống được bàng quang nên thận bị ứ nước, giãn to. Niệu quản bị hẹp do vết sẹo mổ lấy sỏi thận trước đó cũng gây tắc nghẽn làm thận ứ nước.

thận ứ nước

Ung thư bàng quang, sỏi bàng quang, cổ bàng quang co bất thường cũng gây tắc nghẽn lối nước tiểu từ quàng quang ra niệu đạo, kết quả là nước tiểu ứ lại từ bàng quang, làm thận bị ứ nước. Niệu đạo hẹp do bị viêm nhiễm, do sỏi cũng gây ứ nước thận.

Một số đối tượng dễ bị thận ứ nước

– Các khối u từ bên ngoài đường tiết niệu chèn ép niệu quản và ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. Ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, phụ nữ mang thai, sa tử cung… Rối loạn chức năng của bàng quang do u não, tổn thương tủy sống hoặc những khối u, bệnh đa xơ cứng và bệnh đái tháo đường… gây trào ngược bàng quang niệu quản làm thận.

2. Triệu chứng của thận ứ nước

Những dấu hiệu của bệnh có thể được nhận biết qua những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

2.1. Triệu chứng thận ứ nước lâm sàng

  1. Đau 2 bên sườn thắt lưng: Gây đau mỏi, tức lưng hông do đài bể thận bị phồng và căng giãn. Cơn đau do thận thường khởi phát tại vùng mạn sườn, hông lưng sau đó lan sang ngang, xuống dưới.
  2. Rối loạn tiểu tiện: Thay đổi số lượng nước tiểu, tiểu buốt, tiểu dắt.
  3. Tăng huyết áp: Tăng huyết áp chỉ xảy ra với khoảng 1/3 số bệnh nhân có thận ứ nước. Nguyên nhân là do thận giữ muối nước hoặc tăng tiết Renin và mức độ tăng huyết áp chỉ từ nhẹ đến trung bình.
  4. Một số triệu chứng khác: Khi bệnh thận tiến triển thành suy thận sẽ có thêm một số triệu chứng khác như thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt, phù chi,…

2.2. Triệu chứng cận lâm sàng

Bên cạnh những triệu chứng lâm sàng kể trên thì các dấu hiệu cận lâm sàng sẽ giúp chẩn đoán xác định bệnh thận và giúp phân biệt tránh nhầm lẫn với các chứng bệnh thận khác.

  1. Kích thước thận to lên, xuất hiện khổi u: Siêu âm thận cho phép đánh giá kích thước thận, từ đó có thể xác định cụ thể mức độ thận, phát hiện được một số nguyên nhân gây tắc đường dẫn niệu như sỏi, khối u trong đường niệu hoặc do khối u bên ngoài chèn vào.
  2. Mức lọc cầu thận ml/phút tăng hoặc giảm: Bên cạnh đó chẩn đoán thận ứ nước thông qua các xét nghiệm phân tích máu, phân tích nước tiểu cũng góp phần đánh giá tình trạng thận và mức lọc cầu thận (ml/phút)

3. Chế độ chăm sóc khi thận ứ nước

Đối với người khỏe mạnh, protid (chất đạm) sau khi ăn sẽ được cơ thể hấp thu. Trong quá trình trao đổi chất, phần lớn chất cặn bã sẽ được thận thải ra ngoài. Nhưng ở người bị bệnh thận, chức năng thận bị suy giảm, khả năng thải loại sẽ kém đi. Nếu ăn uống không thích hợp, lượng chất thải trong cơ thể tăng lên sẽ trở thành gánh nặng cho thận, làm cho chức năng thận càng xấu đi và dẫn đến nhiễm độc nước tiểu, rất nguy hiểm.

Các chế độ dinh dưỡng

– Do đó khi chức năng thận đã suy yếu, cần hạn chế thức ăn giàu protid để giảm gánh nặng cho thận. Tuy nhiên, có một số loại protid cơ thể không tổng hợp được. Mà phải lấy từ thức ăn, đó là ‘axit amin thiết yếu’. Khi chức năng thận kém cần theo nguyên tắc ăn giảm chất protid. Nhưng vẫn phải bảo đảm đủ lượng axit amin thiết yếu. Những axit amin do cơ thể tự tổng hợp được thì có thể dùng các thức ăn thay thế khác.

– Như vậy sẽ làm giảm lượng chất cặn bã, rất có lợi cho việc bảo vệ thận, giúp bệnh không tiến triển nặng thêm. Muốn thế cần chọn loại thức ăn có chứa axit amin thiết yếu, có nguồn gốc động vật như: cá, trứng, thịt nạc, sữa… còn các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành, đậu phụ, chế phẩm thuộc họ đậu, chủ yếu chứa axit amin không thiết yếu, do đó người bị bệnh thận không nên ăn nhiều loại này.

4. Các bài thuốc chữa thận ứ nước

Kinh nghiệm chữa thận bằng thuốc nam

– Công thức gồm: Củ khóm (thơm) 20g, cuống lá đu đủ 15g, rễ tranh ( mao căn) 15g.

– Cách làm: 3 vị trên làm thành thang, cho 500ml nước vào sắc còn lại khoảng 1/3. Ngày sắc 1 thang  2 lần sáng, chiều. Uống liên tục 2 tuần, nghỉ vài ngày sau đó uống đợt kế tiếp.

– Riêng về Kim tiền thảo nên dùng liều cao 100g-300g ngày mới có tác dụng phá sỏi tốt trong trường hợp thận do kẹt sỏi dưới thận (niệu quản).

– Nhiều trường hợp thận ứ nước cần tích cực tìm rõ nguyên nhân bằng kỹ thuật cao. Để xác định xem ứ nước do nguyên nhân gì. Vì có lắm trường hợp phải can thiệp ngoại khoa (mổ) mới giải cứu thận khỏi tình trạng ứ nước lâu dài.

– Qua liệu trình uống nhiều đợt (1-2 tháng). Khi cần bạn có thể liên hệ bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn nhiều chi tiết cụ thể hơn.

– Đây là bài thuốc đầu tay cho đa số ca thận. Chưa có khả năng tiếp cận kỹ thuật cao để phân loại xem ứ nước do gì. Chỉ tình cờ phát hiện dấu hiệu thận ứ nước qua siêu âm tổng quá. Áp dụng bài thuốc nam chữa thận cho kết quả không ngờ.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version