Site icon Medplus.vn

Thanh Hao Hoa Vàng – Thần Dược trị Sốt Rét “đạt” giải Nobel Y Học

thanh hao hoa vàng - Medplus

Ủy ban Nobel công bố giải Nobel Y học năm 2015 là phương thức điều trị sốt rét mới, chứa Artemisinin chiết xuất từ vị dược liệu quý Thanh Hao Hoa Vàng. Ngoài điều trị sốt rét Thanh Hao còn có tác dụng chữa chảy máu cam, thương hàn,…Bạn hãy cùng Medplus tìm hiểu thêm về loại dược liệu này nhé !

A. Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Thanh cao, Thanh hao, Thảo cao, Ngải, Nhả ngài bâu sláy (Tày), Ngải si

Tên khoa học: Artemisia annua L.

Họ: Asteraceae

1. Đặc điểm thực vật

Thanh hao là cây thân thảo, sống hàng năm. Cây trưởng thành có chiều cao từ 1 – 2 mét. Thân nhỏ, có cạnh và nhiều đường rãnh, phân cành.

Lá cây thuộc dạng lông chim xẻ 2 lần, phiến lá hẹp, bên ngoài phủ lớp lông tơ mềm. Vò nhẹ thấy lá có mùi thơm. Hoa mọc thành cụm hình cầu, mỗi cụm chứa khoảng 6 hoa. Trong đó các hoa cái nằm bao xung quanh hoa lưỡng tính ở giữa. Cánh hoa màu vàng nhạt nên loại cây này mới được gọi với cái tên khác là thanh hao hoa vàng.

Quả hình trứng dạng bế, nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 1mm. Bên ngoài mặt vỏ quả có các tuyến nhỏ chứa tinh dầu bên trong.

2. Phân bố

Cây thanh hao hoa vàng là loài bản địa của khu vực châu Á ôn đới. Ngày nay, cây di thực đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả các nước Bắc Mỹ.

Ở Việt Nam, cây có thể mọc hoang trong các bãi cỏ, ven các vùng đồi núi hoặc bờ sông. Ngoài ra, cây còn được trồng nhiều ở Lâm Đồng và một số tỉnh miền Bắc để lấy rau ăn và làm thuốc chữa bệnh.

3. Bộ phận dùng

Lá cây thanh hao là bộ phận chính được sử dụng làm dược liệu. Ngọn non và lá còn được người dân thu hái để nấu canh ăn như rau trong bữa cơm.

4. Thu hái – sơ chế

Dược liệu được thu hái quanh năm, khi cây bắt đầu có nụ. Người dân lựa những lá đã ngả vàng hái trước bởi lúc này lá có hàm lượng artemisinin cao hơn hẳn so với khi lá còn tươi hoặc khi hoa đã bung nở.

Lá đem về rửa sạch, dùng tươi, sấy hoặc phơi khô.

B. Công dụng và cách dùng Dược Liệu

1. Thành phần hóa học

Trong cây thanh hao chứa một số thành phần như:

2. Tính vị

Một số tài liệu y học cổ có ghi chép lại tính vị của dược liệu thanh hao như sau:

3. Tác dụng dược lý – Chủ trị

 Theo Đông y:

Thanh hao có tác dụng làm mát máu, giải nắng nóng, trừ sốt rét, thanh hư nhiệt, lợi gan mật, kích thích tiêu hóa, cầm máu. Chủ trị các chứng:

 Theo nghiên cứu hiện đại:

4. Cách sử dụng

Có thể dùng dược liệu đơn độc hoặc phối hợp thanh hao với các vị thuốc khác để gia tăng hiệu quả điều trị.

C. Các bài thuốc chữa bệnh tiêu biểu từ dược liệu Thanh Hao

Bạn hãy cùng Medplus tìm hiểu TOP 3 bài thuốc phổ biến trị bệnh hiệu quả nhất từ cây Thanh Hao nhé!

1. Điều trị bệnh sốt rét

Bài 1:

Lấy 20g thanh hao tươi rửa sạch, cắt nhỏ. Cho dược liệu vào cối giã nát, lọc lấy nước chia 3 – 4 lần uống trong ngày trước khi lên cơn sốt.

Bài 2:

Dùng 12g thảo dược khô tán thành bột mịn. Chia uống làm 2 – 3 lần.

Bài 3:

Thanh hao, đơn bì, tri mẫu mỗi vị 12g, mai ba ba 16g, địa hoàng 20g. Dùng thuốc bằng cách sắc uống ngày 1 thang. Dùng trong các trường hợp bị sốt rét hoặc bị bệnh do ôn nhiệt, ngày mát, đêm nóng, rêu lưỡi đỏ vàng.

Bài 4:

Thanh hao hoa vàng, lá thường sơn mỗi vị 100g, tò ho 80g, hà thủ ô trắng 50g, mai ba ba 20g, vỏ chanh và hạt cau, giả cam thảo mỗi vị 30g. Tất cả tán bột dùng dần. Mỗi ngày uống 40g.

**Lưu ý: Artemisinin – Hoạt chất có tác dụng trị sốt rét được tìm thấy trong cây thanh hao hoa vàng có thể bị phân hủy trong nước sôi. Vì vậy, người bị bệnh sốt rét nên tránh dùng dược liệu theo dạng sắc uống sẽ không có tác dụng.

Sốt rét luôn là bệnh rất nguyên hiểm ở mọi lứa tuổi

2.  Điều trị bệnh thương hàn, sốt do mắc bệnh phổ, cơ thể đổ nhiều mồ hôi trộm, cảm lạnh

Chuẩn bị các thành phần: Thanh hao hoa vàng 20g, thốn đông, gạo sống, địa hoàng mỗi vị 15g, đảng sâm 12g. Sắc thuốc với 800ml nước lấy 300ml. Uống 3 lần trong ngày

3. Điều trị mũi chảy máu cam, ban chẩn ngoài da

Bệnh nhân bị đổ máu cam dùng thanh hao tươi giã nát, lọc nước cốt rồi pha loãng với một chút nước đun sôi để nguội uống.

Trường hợp bị ban chẩn ngoài da, kết hợp thanh hao với thủy ngư xác, xuyên sơn giáp, vân quy, châu ma, địa hoàng, xích thược lượng bằng nhau. Sắc uống.

D. Lưu ý khi sử dụng Thanh Hao trị bệnh

Bệnh nhân có tỳ vị hư hàn nếu có ý định sử dụng vị thuốc thanh hao hòa vàng thì nên thận trọng hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Thanh Hao cũng như một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

Exit mobile version