Site icon Medplus.vn

Thành Ngạnh | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Cây thành ngạnh là thực vật thân nhỏ, có gai ở gốc, cây phân nhiều cành nhỏ và thường có lông tơ khi còn non. Ngọn cây có lông tơ màu đỏ (nên được gọi là cây đỏ ngọn). Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu thành ngạnh hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Thành Ngạnh | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Thành ngạnh; Cây đỏ ngọn; Ngành ngạnh;  Lành ngạnh

Tên khoa học: Cratoxylon pruniflorum

Họ: Ban (danh pháp khoa học: Hypericaceae)

Đặc điểm dược liệu

Cây thành ngạnh là thực vật thân nhỏ, có gai ở gốc, cây phân nhiều cành nhỏ và thường có lông tơ khi còn non. Ngọn cây có lông tơ màu đỏ (nên được gọi là cây đỏ ngọn). Lá mọc đối xứng, phiến hình mác, rộng 3.5 – 4cm, dài 12 – 13cm, cuống ngắn, phiến lá có gân chính màu đỏ.

Hoa thành ngạnh có màu hơi tía hoặc màu trắng, thường mọc thành chùm ở kẽ lá.

Hoa màu hơi tía hoặc màu trắng, thường mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả hình trứng, rộng 0.8cm, dài 1.5cm, bên trong chứa hạt nhỏ, dài 0.6cm và rộng 0.3cm.

Bộ phận dùng

Lá của cây đỏ ngọn thường được sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra vỏ cây và rễ cũng được dùng nhưng ít phổ biến hơn.

Thu hái và chế biến

Thu hái: Thu hái gần như quanh năm.

Chế biến: Sau khi hái về có thể dùng tươi hoặc đem sấy khô dùng dần.

Phân bố

Cây thành ngạnh ít khi mọc ở đồng bằng và phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi như Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,… Ngoài ra loài thực vật này còn phân bố ở nhiều nước châu Á khác như Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Ấn Độ, Malaysia, Philipin, Trung Quốc.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Từ năm 1995, cây thành ngạnh bắt đầu được các bác sĩ tại Học viện Quân Y nghiên cứu và nhận thấy cây có chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm tannin, saponin, axit hữu cơ, chất chống oxu hóa, flavonoid,…

Tính vị

Vị ngọt vừa, chua, chát, hơi đắng và có tính mát.

Quy kinh

Chưa có dữ liệu.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

Cách dùng và liều lượng

Dược liệu thành ngạnh thường được dùng ở dạng sắc uống hoặc hãm như trà. Liều dùng: 30g/ ngày (lá khô) và 60g/ ngày (lá tươi).

3. Bài thuốc chữa bệnh

Bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa và kích thích vị giác cho phụ nữ sau khi sinh

Bài thuốc trị rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi và đau đầu ở người bị cao huyết áp

Bài thuốc chữa cảm gây sốt cao, chân tay mỏi

Bài thuốc chữa bỏng

Bài thuốc chữa lỵ và phòng cảm nắng

Bài thuốc chữa bí tiểu tiện

Bài thuốc chữa vết thương

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng thành ngạnh cần lưu ý:

Thành Ngạnh | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version