Site icon Medplus.vn

Thanh thất: Thần dược chữa trị bệnh kiết lỵ mà ít người hay biết

Thanh thất

Thanh thất

A. Thông tin về Thanh thất

Người ta hay gọi Thanh thất với nhiều cái tên khác nhau như Càng cua thơm, Thanh thất, Xú xuân, Hom thơm (tiếng Thái), Cam tòng hương. Vốn được khai thác như một loài cây cho gỗ tốt, nay thanh thất còn cung cấp lá trong việc đóng vai trò làm nguyên liệu làm thuốc chữa kiết lỵ rất hiệu quả.

Tên khoa học: Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston 

Tên đồng nghĩa: Adenanthera triphysa Dennst.

Họ thực vật: Simarubaceae (Thanh thất).

1. Mô tả cây

Thanh thất

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố: Cây mọc hoang dại trong những rừng các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Trước đây người ta trồng ngay gần Hà Nội để lấy lá nhuộm đen satanh. Thanh thất còn được thấy có mọc ở Ấn Độ.

Thu hái, chế biến: Chủ yếu cây được khai thác như một loại cây gỗ tốt. Để làm thuốc, ta có thể dùng vỏ và lá phơi hay sấy khô.

3. Thành phần hoá học

Theo các nghiên cứu, người ta thấy rằng trong vỏ thân mùi thơm, vị rất đắng. Có một chất giống như nhựa màu đỏ, nhưng không tan trong rượu, trong ether và trong nước.

Khi khía vỏ, người ta được một thứ nhựa màu đỏ nâu, hay xám dẻo, mùi thơm, tại Ấn Độ người ta gọi là matipaula. Vì khi đốt tỏa ra mùi thơm dễ chịu, do đó Ấn Độ xem nhựa này là một chất thơm quý và đắt.

B. Công dụng và liều dùng

1. Tính vị và tác dụng

Tính vị: Thanh thất có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, không độc.

Tác dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, thu liễm chỉ lỵ, sát trùng.

2. Công dụng, chỉ định và phối hợp

C. Đơn thuốc có vị Thanh thất

1. Chữa lỵ ra máu, đau bụng chói hay đại tiện ra máu

Lấy vỏ (thân hoặc rễ) Thanh thất phơi khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 6 – 12g.

2. Chữa bạch đới

Lấy vỏ cây Thanh thất tán bột với Hoạt thạch, lượng bằng nhau, uống từ 10 – 20g, chia làm 2 – 3 lần trong ngày.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version