Site icon Medplus.vn

Thảo đậu khấu: Thảo dược Đông Y “đánh bay” các vấn đề về đường tiêu hoá

Thảo đậu khấu

Thảo đậu khấu

A. Thông tin về Thảo đậu khấu

Thảo đậu khấu, hay còn được người dân gọi là Ngẫu tử, Thảo khấu nhân. Có nguồn gốc và được khai thác chủ yếu ở một số tỉnh tại Trung Quốc, Thảo đậu khấu đóng vai trò làm thuốc điều trị phần lớn các bệnh về đường tiêu hoá ở người.

Tên khoa học: Alpinia hainanensis K. Schum.

Tên đồng nghĩa: Alpinia katsumadae Hayata

Họ: Zingiberaceae (Gừng).

1. Mô tả cây

 

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố: Chưa thấy ở Việt Nam. Chỉ mới thấy thoả đậu khấu được khai thác ở đảo Hải Nam, Quảng Đông (Trung Quốc).

Thu hái, chế biến: Vào các tháng 8 – 9, người ta hái quả về, đợi phơi gần khô thì bóc bỏ vò rồi phơi cho thật khô, có khi hái về nhúng vào nước sôi, phơi gần khô, lấy ra bóc vỏ rồi phơi cho thật khô. Tại một vài nơi ở đảo Hải Nam, người ta còn hái về, đun hay đồ với nước sôi trong 2 – 3 giờ, lấy ra bỏ vỏ phơi khô. Làm như vậy hạt chắc không rời nhau ra nhưng tinh dầu bị giảm bớt.

3. Thành phần hoá học

Theo các nghiên cứu khoa học, thảo đậu khấu có chứa chừng 4% tinh dầu mùi long não (theo Wehmer, 1929., Die pflanzenstoffe Bd.: 182).

B. Công dụng và liều dùng

Thảo đậu khấu chỉ mới thấy dùng trong Đông Y.

Tính vị theo Đông Y là vị cay, chát, tính ôn, có tác dụng khù hàn táo thấp, ồn trung khai vị, giải độc. Dùng chữa dạ đày lạnh đau, nôn ra nước chua, nôn mửa, tả lỵ, có tác dụng chữa say rượu và giải độc cá độc.

Liều dùng: Ngày dùng 3-6g.

C. Chú thích

Ngoài vị thảo khấu nói trên, tại Quảng Tây (Trung Quốc), người ta còn dùng với tên Thảo khấu (quả cây sẹ) (Alpinia globosa Horan).

Ở Việt Nam ta có cây này. Tại Vân Nam người ta thu mua quả cây Alpinia blepharocalyx K. Schum làm vị thảo khấu, quả cây Globba chinensis K. Schum làm vị tiểu thảo khấu.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version