Site icon Medplus.vn

Thầu Dầu – Thần dược Đông Y chuyên trị các bệnh về Mắt

7 la thau dau tia - Medplus

Thầu dầu luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Thầu dầu, Đu đủ tía, Tỳ ma, Co húng hom (Thái), Dù xủng, Slùng đeng (Tày), Mạ puông sí (Dao), Dầu ve

Tên khoa học: Ricinus communis L.

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

1. Đặc điểm dược liệu

Cây nhỏ cao tới 4-5m, vỏ có màu sắc khác nhau tuỳ thứ, các cành non đều có phấn trắng. Lá lớn, có thùy chân vịt sâu, mép lá có răng cưa; cuống dài, có tuyến; lá kèm sớm rụng. Cụm hoa ở ngọn hay ở nách lá, thành chuỳ, hoa đực ở phía dưới, hoa cái ở trên, có nhiều lá bắc phủ ở ngoài. Quả nang màu lục hay màu tím nhạt, có gai mềm, chứa 3 hạt. Hạt hình bầu dục, có mồng lớn, bề mặt nhẵn, màu nâu xám, có vân đỏ hay nâu đen.

Ra hoa tháng 3-7, có quả tháng 4-8.

2. Bộ phận dùng

Hạt, rễ và lá – Semen, Radix et Folium Ricini Communis, hạt thường gọi là Bí ma tử.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Bắc Ấn Độ, được trồng ở các vùng nóng để lấy hạt ép dầu và lấy lá. Lá thu hái quanh năm, chủ yếu vào hè thu, thường dùng tươi. Rễ thu vào mùa đông. Hạt thu hoạch vào tháng 4-5.

4. Phân Bố

Cây có nguồn gốc xuất xứ ở tận đông phi nhưng hiện nay nó phổ biến trên toàn thế giới. Vì là một loại cây khá dễ thích nghi với các điều kiện của mọi trường xung quanh nó, có thể thấy cây ở các vùng đất bị bỏ hoang, ven các bờ đê, cạnh các con sông ngoài ra hiện nay người ta còn trồng nhiều ở các công viên như là cây cảnh.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Hạt Thầu dầu chứa 40-50% dầu, 25% chất albuminosid, một chất có tinh thể và nitrogen (ricidin), acid malic đường, muối, cellulose, ricin và ricinin, các men trong đó có men lipase. Dầu chiết xuất lạnh từ hạt chứa nhiều chất hữu cơ có gốc là glycerin (50-60% trong đó có stearin cholesterin, palmitin, ricinolein) và acid béo (acid linoleic, oleic và stearic). Chất ricin là một protein độc ở trong hạt, chất này biến mất khi bị ép, vì nó nằm lại trong khô dầu. Dầu Thầu dầu là một chất lỏng dính, có mùi khó chịu gây nôn mửa, nó có tính nhuận tràng và xổ. Tác dụng này khá nhanh, không gây kích thích ống tiêu hoá.

2. Tính vị

Hạt có vị ngọt, cay, tính bình, có độc. Công dụng tiêu thũng bài nung, bạt độc.

Dầu nhân hạt (dầu Thầu dầu) có tác dụng nhuận tràng thông tiện.

Lá có vị ngọt, cay, tính bình, ít có độc; có tác dụng tiêu thũng bạt độc, chống ngứa.

Rễ nhạt, hơi cay, tính bình, có tác dụng khư phong hoạt huyết, giảm đau trấn tĩnh.

3. Công dụng của vị thuốc Thầu dầu

Hình ảnh hạt Thầu dầu tía – một vị thuốc quen thuộc nhưng có chứa độc tính

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Điều trị khô mắt

Bạn có thể không biết điều này, nhưng dầu thầu dầu là một trong những phương pháp điều trị tự nhiên tốt nhất cho bệnh khô mắt. Bạn nên sử dụng dầu thầu dầu làm thuốc nhỏ mắt bởi đây là một phương thuốc an toàn và tự nhiên cho tình trạng này. Dầu thầu dầu cung cấp độ ẩm và bôi trơn cho mắt của bạn. Khô mắt có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho mắt khác như rối loạn thoái hóa không viêm mắt hay viêm kết mạc… Vì vậy chúng ta phải xử lý nó càng nhanh càng tốt.

2. Ngăn chặn nhiễm trùng mắt

Dầu thầu dầu có thể được sử dụng để kháng khuẩn. Bạn có thể sử dụng dầu thầu dầu như một thuốc nhỏ mắt tự nhiên điều trị các bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn như viêm kết mạc. Thay vì sử dụng thuốc nhỏ mắt hóa dược, bạn nên sử dụng dầu này vì nó an toàn hơn đồng thời cung cấp các lợi ích khác cho đôi mắt của bạn.

3. Điều trị đục thủy tinh thể

Dầu thầu dầu được biết đến là một phương thuốc hiệu quả cho ngăn chặn đục thủy tinh thể giai đoạn sớm. Các chuyên gia khuyên bạn nên nhỏ một giọt dầu này vào mỗi mắt mỗi tối trước khi đi ngủ. Bạn nên sử dụng nó trước khi bạn ngủ bởi sau khi nhỏ dầu thầu dầu khiến mắt bạn như bị phủ một lớp màng trong ít phút nên được xem là an toàn nhất khi sử dụng nó vào ban đêm. Tùy thuộc vào tiến triển của bệnh, mất khoảng 2-6 tháng để chữa khỏi căn bệnh này.

4. Ngăn ngừa nếp nhăn và quầng mắt

Nhẹ nhàng massage vùng da xung quanh mắt của bạn thường xuyên với dầu thầu dầu có thể giúp giữ cho làn da mềm mại và mịn màng. Nó cũng giúp ngăn ngừa quầng thâm và nếp nhăn. Lưu thông máu được thúc đẩy dưới các tác dụng của loại dầu tuyệt vời này đem đến cho bạn làn da hoàn hảo. Bạn có thể ngăn ngừa vết chân chim và các dấu hiệu lão hóa hiển thị xung quanh mắt của bạn với sự giúp đỡ của nó.

5. Làm giảm viêm

Viêm xung quanh mí mắt có thể được xử lý bằng dầu thầu dầu. Nó cũng giúp trong việc giảm cảm giác nóng rát, đau, sưng đỏ xảy ra khi mắt bạn bị viêm. Thoa dầu thầu dầu tinh khiết trên ngón tay đeo nhẫn và bôi xung quanh mí mắt của bạn, đặc biệt là các khu vực  viêm tấy.

6. Kích thích mọc lông mi

Bôi dầu thầu dầu tại vùng xung quanh lông mi và lông mày có thể kích thích tăng trưởng. Điều này sẽ giúp cho lông mi và lông mày dày và đậm. Ngoài ra nó còn giúp giảm thiểu bị hiện tượng lông quặm

7. Trị táo bón

Bạn chỉ cần lấy khoảng 30 – 60gr dầu thầu dầu rồi thêm nó vào một ly sữa ấm. Bạn cũng có thể sử dụng nước ấm nếu không thích sữa. Sau khoảng 1 giờ uống hỗn hợp này, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả của nó. Nếu mùi của hỗn hợp này khiến bạn cảm thấy buồn nôn thì hãy thêm vào một ít gừng. Điều này sẽ giúp làm giảm chất nhầy bên trong dạ dày của bạn và thúc đẩy cảm giác thèm ăn.

8. Cải thiện bệnh trĩ

Bài thuốc thứ nhất: Dùng lá thầu dầu chữa bệnh trĩ. Người bệnh chọn một lượng lá Thầu dầu tía vừa đủ, mang đi rửa sạch, đun đến khi nước đặc, để nguội rồi dùng để rửa hậu môn.

Bài thuốc thứ hai: Kết hợp lá Thầu dầu và lá vông nem chữa bệnh trĩ

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Rủi ro khi sử dụng không đúng cách

Hạt thầu dầu có chứa Ricin có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc dầu Thầu dầu bao gồm:

Ngộ độc Thầu dầu có thể gây tử vong, do đó nếu nhận thấy dấu hiệu như: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu…vui lòng đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cho cấp cứu. Thầu dầu là một loại thuốc Nam quý nhưng có độc tính. Vì vậy để đảm bảo an toàn, người bệnh cần trao đổi với thầy nước trước khi sử dụng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version