Site icon Medplus.vn

Thiên hoa phấn: Phương thuốc trị các bệnh về nhiệt mà ít người biết đến

Thiên hoa phấn

Thiên hoa phấn

A. Thông tin về Thiên hoa phấn

Thiên hoa phấn, hay còn được gọi là Qua lâu, Dưa trời, Dưa núi, Hoa bát, Vương qua, Dây bạc bát, Bát bát trâu. Đây là loài cây sinh trưởng ở các nước Đông Nam Á khác, và mới được phát hiện có sinh trưởng tại một vài tỉnh của Việt Nam. Đây là loài cây có công dụng hiệu quả trong việc giải độc, điều trị các bệnh về nhiệt, mồ hôi, …

Tên khoa học: Trichosanthes kirilowii Maxim.

Họ: Bầu bí – Cucurbitaceae

1. Mô tả

Thiên hoa phấn

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố: Cây thường được thấy mọc nhiều ở Trung quốc, Triều tiên. Ở nước ta, cây chỉ mới phát hiện có mọc ở Cao bằng. Phần thuốc việc dùng làm thuốc thì phải nhập của Trung Quốc.

Thu hái chế biến:

3. Thành phần hoá học và tác dụng dược lý

Thành phần hoá học:

Tác dụng dược lý:

B. Tính vị, công dụng và liều dùng

1. Tính vị

Theo nghiên cứu, cây thuốc có vị đắng, hơi ngọt và lạnh. Được quy vào hai kinh Phế, vị.

2. Công dụng và liều dùng

Công dụng: Thanh nhiệt sinh tân; Giảm mồ hôi và thoát mủ.

Liều dùng: 10 – 20g.

C. Đơn thuốc có Thiên hoa phấn

1. Chữa đái tháo đường

Thành phần: Thiên hoa phấn 8g, thục địa, hoài sơn mỗi vị 20g; đơn bì, kỷ tử, thạch hộc, mỗi vị 12g; sơn thù, sa sâm, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày.

2. Chữa hoàng đản, viêm tuyến sữa, mụn lở có mủ

Thành phần: Thiên hoa phấn 16g, Mộc thông, Bồ công anh đều 12g, sắc uống. Viêm cổ họng mất tiếng: Qua lâu bì 10g, Bạch cương tàm 10g, Cam thảo 10g, Gừng tươi 4g, nước 500ml,

Nấu hỗn hợp trên còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày.

3. Chữa sốt nóng, miệng khô khát, vàng da

Thành phần: Thiên hoa phấn 8g, rễ cây é lớn đầu 8g, thái nhỏ, phơi khô,

Sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.

4. Chữa sốt rét

Thành phần: Thiên hoa phấn 8g; mẫu lệ 12g; sài hồ, quế chi, hoàng cầm, mỗi vị 8g; can khương, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

5. Chữa quai bị

Thành phần: Thiên hoa phấn 8g; thạch cao 16g; ngưu bàng, cát căn, mỗi vị 12g; thăng ma, liên kiều, hoàng cầm, cát cánh, mỗi vị 8g; sài hồ, cam thảo, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

6. Chữa tắc sữa

Thành phần: Thiên hoa phấn 8g; bạch thược 12g; sài hồ, đương quy, xuyên sơn giáp, mỗi vị 8g; thanh bì, cát cánh, thông thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống.

Hoặc: Thiên hoa phấn 12g, xuyên sơn giáp rang phồng 12g, tán bột ninh với chân giò lợn, ăn cái, uống nước.

D. Tham khảo

Thiên Hoa Phấn Tán (Loại Chứng Trị Tài, Q.4. Lâm Bội Sầu) có tác dụng Sinh tân, chỉ khát. Trị tâm có nhiều nhiệt làm hại đến phế, phế nhiệt hóa táo, khát, uống nhiều, nhiệt ở tâm chuyển sang can và phế.

Hoàng liên Thiên Hoa Phấn Hoàn (Nguyên Cơ Khải Vi, Q. Hạ Nghê Duy Đức) Trị mắt có lông quặm, mắt khô, mắt sưng đỏ, tạng phủ bí kết, các bệnh do phong nhiệt gây ra.

Thiên Hoa Phấn Hoàn (Nhân Trai Trực Chỉ Phương, Q.17. Dương Sĩ Doanh) Thanh nhiệt, sinh tân. Trị đái đường mà uống nhiều, người gầy ốm.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  4. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version