Site icon Medplus.vn

Thiên Ma – Công dụng và liều dùng dược liệu chữa bệnh hiệu quả

Cây Thiên Ma

Cây Thiên Ma

Cây Thiên Ma là loài thực vật thuộc họ Lan, có hình dáng đặc biệt. Trong Y học cổ truyền, cây có tác dụng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị suy nhược thần kinh, đau đầu do mạch máu, trị đau thần kinh,… Để hiểu rõ hơn về dược liệu này, hãy cùng tìm hiểu với Medplus nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Minh thiên ma, Xích tiễn, Định phong thảo

Tên khoa học: Gastrodia elata Blume

Họ: Lan (Orchidaceae)

Thông tin về cây Thiên Ma

Đặc điểm cây

Thân rễ hình bầu dục hoặc dạng thanh mỏng, quăn lại và hơi cong queo, dài 3 – 15cm, rộng 1,5 – 6cm, dày 0,5 – 2cm. Mặt ngoài màu trắng đến hơi vàng, hoặc nâu hơi vàng, có vân nhăn dọc và nhiều vân vòng tròn ngang của những chồi búp tiềm tàng, đôi khi là những cuống noãn màu nâu hiện ra rõ rệt.

Đỉnh dược liệu có những chồi hình mỏ vẹt, màu nâu đỏ đến nâu sẫm hoặc có những vết của thân; phía dưới có một vết sẹo tròn.

Chất cứng rắn như sừng, khó bẻ gãy, mặt bẻ tương đối phẳng, màu trắng hơi vàng đến màu nâu. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt.

Thu hái và chế biến

Rễ củ đào vào mùa đông hoặc mùa xuân. Loại bỏ vỏ rễ, rửa sạch, luộc hoặc hầm và nướng ngâm nước và thái thành lát.

Bộ phận dùng

Rễ và củ.

Thành phần hoá học, tính vị

Thành phần hoá học

Tác dụng dược lý

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Tính vị, qui kinh

Vị ngọt và tính ôn. Vào kinh can

Công dụng của cây Thiên Ma

Công dụng của cây Thiên Ma

Công dụng

Phối hợp cùng nhiều vị thuốc khác chữa trị suy nhược thần kinh, đau đầu do mạch máu, trị đau thần kinh, trị động kinh, trị đau đầu hoa mắt chóng mặt.

Ứng dụng lâm sàng

1. Trị suy nhược thần kinh và đau đầu do mạch máu:

Tác giả dùng chất chiết xuất Thiên ma tố trị suy nhược thần kinh 156 ca, đau đầu do mạch máu 72 ca đều có kết quả tốt (Tạp chí thần kinh tinh thần Trung Quốc 1986,5:265).

2. Trị đau thần kinh

Lý Cung và cộng sự dùng dịch chích Thiên ma 50% chích bắp mỗi lần 2 – 4ml, ngày 2 – 3 lần, 20 ngày là 1 liệu trình. Đã trị các loại bệnh nhân: đau đầu do mạch máu 162 ca, đau dây thần kinh tam thoa 130 ca, đau thần kinh hông 148 ca, viêm đa thần kinh do nhiễm độc 20 ca, điều trị 1 – 2 liệu trình. Tỷ lệ giảm đau 91,36 – 95% (Học báo của Y học viện Cát Lâm 1982,1:28).

3. Trị động kinh:

4. Trị đau đầu hoa mắt chóng mặt:

Thiên ma hoàn: Thiên ma 15g, xuyên khung 5g, chế thành hoàn, mỗi lần uống 3 – 6g, ngày 3 lần.

5. Trị đau khớp, chân tay tê dại:

Liều dùng và chú ý:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.

 

Exit mobile version