Bạn đọc hãy cùng Medplus tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm thiếu máu là gì bạn nhé!
1. Thiếu máu là gì ?
Thiếu máu (thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha: anemia, tiếng Pháp: anémie, tiếng Đức: Anämie) là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng huyết sắc tố chức năng ở máu ngoại vi dẫn đến máu giảm khả năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.
Một người được coi là thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng một môi trường sống, cũng như thấp hơn so với nồng độ sinh lý bình thường ở người đó.
Hội chứng thiếu máu gồm nhiều triệu chứng do cơ chế sinh bệnh học thiếu máu gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu, do đó điều trị thiếu máu khác nhau tuy thuộc nguyên nhân.
2. Nguyên nhân gây nên bệnh thiếu máu là gì?
Vậy những nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu là gì ?
Các nhóm nguyên nhân chính gây ra thiếu máu ở người:
- Thiếu máu do giảm sản xuất máu tại tủy xương:
- Thiếu máu thiếu sắt: do những bệnh lý gây mất máu như giun móc, viêm loét dạ dày, cường kinh, rong huyết ở phụ nữ, u chảy máu trĩ…
- Thiếu máu do thiếu acid folic: thường gặp ở những bệnh nhân nghiện rượu, kém hấp thu, sử dụng thuốc ngừa thai…
- Thiếu máu do thiếu vitamin B12: gặp do cắt đoạn dạ dày, thiểu năng tuyến tụy, viêm hay cắt đoạn hồi tràng
- Do bất thường di truyền: bất thường trong cấu tạo chuỗi Hemoglobin hồng cầu, dẫn đến thời gian sống của hồng cầu rút ngắn gây ra bệnh Thalassemia, thường gặp hai thể bệnh là beta- thalassemia và alpha- thalassemia.
- Thiếu máu do tán huyết miễn dịch: do trong cơ thể tồn tại kháng thể bất thường chống lại hồng cầu, làm hồng cầu bị vỡ gây nên hiện tượng thiếu máu.
- Thiếu máu do suy tủy xương: do tình trạng tủy xương không sản xuất đủ tế bào máu cần thiết cho cơ thể, nguyên nhân do nhiễm trùng , hóa chất, tia xạ, di truyền hay không rõ nguyên nhân gây ra.
- Thiếu máu do suy thận mạn: suy thận mạn gây ra hiện tượng giảm tế bào cạnh cầu thận, làm cho lượng Erythropoietin giảm thấp.
3. Triệu chứng của thiếu máu là gì ?
Bạn có thể không có triệu chứng nếu thiếu máu nhẹ. Nếu bệnh phát triển chậm, các triệu chứng có thể xảy ra đầu tiên bao gồm:
- Tâm trạng cảm thấy gắt gỏng;
- Cơ thể cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi thường xuyên hơn so với bình thường, hoặc so với khi tập thể dục;
- Nhức đầu;
- Gặp vấn đề về tập trung hay suy nghĩ.
Nếu thiếu máu nặng hơn, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Màu xanh ở lòng trắng của mắt;
- Móng tay giòn;
- Ham muốn ăn đá hoặc những thứ phi thực phẩm khác (pica);
- Choáng váng nhẹ khi bạn đứng lên;
- Màu da nhợt nhạt;
- Khó thở;
- Đau lưỡi.
Một số loại thiếu máu có thể có các triệu chứng khác và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
4. Thiếu máu có chữa trị được không ?
Trước khi có thể điều trị bệnh thiếu máu, bác sĩ sẽ dùng những biện pháp để chẩn đoán xem bạn đang có thực sự mắc phải bệnh thiếu máu hay không
Về lâm sàng, chẩn đoán thiếu máu dựa trên các dấu hiệu sau:
- Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt
- Ù tai, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu
- Chán ăn, rối loạn tiêu hóa
- Hồi hộp, dễ mệt mỏi, nhịp tim đập nhanh
- Phụ nữ có thể vô kinh
Về cận lâm sàng, chẩn đoán thiếu máu dựa vào các kết quả công thức máu, hàm lượng acid folic/hàm lượng ferritin/tủy
Công thức máu: Dựa vào nồng độ Hemoglobin trong máu như sau:
- Thấp hơn 13g/dl (130 g/l) đối với nam giới.
- Thấp hơn 12g/dl (120 g/l) đối với nữ giới.
- Thấp hơn 11 g/dl (110g/l) đối với người lớn tuổi.
Hàm lượng Ferritin giảm
Hàm lượng Acid folic hoặc vitamin B12 giảm
Tủy giảm sinh
Các phương pháp điều trị thiếu máu phải tùy vào nguyên nhân thiếu máu, có thể có những biện pháp sau đây:
- Truyền máu
- Sử dụng corticosteroid, các thuốc ức chế hệ miễn dịch.
- Sử dụng erythropoietin giúp tủy xương tạo được nhiều tế bào máu hơn.
- Bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic và các loại vitamin, khoáng chất khác.
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về thiếu máu là gì? , hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ được nhiều cho bạn trong cuộc sống giúp bạn nâng cao chất lượng và hạnh phúc gia đình hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng giới thiệu đến với bạn đọc:
- UNG THƯ PHÚC MẠC CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
- TIỀN MÃN KINH LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
- MÃN KINH LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
- RỐI LOẠN KINH NGUYỆT TUỔI DẬY THÌ LÀ GÌ?
Tìm hiểu từ nguồn: wikipedia