Site icon Medplus.vn

Thoát vị đĩa đệm – Dễ tái phát nếu lựa chọn phương án điều trị không hiệu quả

căng cơ thắt lưng

Thế nào là thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý thường gặp trong dân số. Thường do đĩa đệm bị hư và lồi vào trong ống sống chèn ép rễ thần kinh gây đau, tê chân, yếu chân và các triệu chứng khác. Thần kinh ngồi là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể người, giữ vai trò hết sức quan trọng nối kết tủy sống với các cơ của cẳng chân và bàn chân.

Đây là bệnh thường gặp, khó chữa, dễ tái phát nếu lựa chọn phương án điều trị không hiệu quả. 

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống. Hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng.

Ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm 

Những người mắc thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và hiệu quả lao động

Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm: 

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, song thường mắc nhất là lứa tuổi lao động. 

Theo số liệu nghiên cứu của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, có tới 60 – 65% bệnh nhân mắc bệnh thuộc lứa tuổi 20 – 49. Đây là lứa tuổi đang cống hiến và lao động sáng tạo cao của xã hội.

Những người có nằm trong nhóm các nguyên nhân phía trên.

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng dẫn đến các triệu chứng sau:

Đau thắt lưng cấp tính

Thường xảy ra khi bị chấn thương hoặc khi gắng sức mang vác, bưng bê vật nặng sai tư thế (chậu hoa, xô nước, cây cảnh…).

Người bệnh bị đau không thể cử động được, thậm chí đi đại, tiểu tiện cũng rất khó khăn. Trong một thời gian, phải sử dụng thuốc giảm đau, giảm co cơ mới cử động được.

Đau mạn tính 

Sau đợt đau cấp tính, về sau mỗi khi thực hiện gắng sức tương tự thì cơn đau lại tái phát. Người bệnh khó mà thực hiện các động tác liên quan đến cột sống như: cúi, nghiêng, ngửa, xoay người.

Khi đã có chèn ép thần kinh, có các triệu chứng đau sẽ lan xuống chi dưới làm cho người bệnh vận động chi dưới khó khăn. Cơn đau tăng khi đứng, hắt hơi, đi, rặn, nếu được nằm nghỉ ngơi sẽ đỡ đau hơn.

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh:

Rối loạn đại tiểu tiện

Dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị tác động dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn, dẫn đến chứng đại tiểu tiện không tự chủ.

Ảnh hưởng đến thần kinh

Điểm thoát vị đĩa đệm gây chèn ép và làm tổn thương dây thần kinh bị và gây đau nhức khó chịu. Nếu không được điều trị và chú ý tư thế, các cơn đau sẽ xuất hiện ngày càng thường xuyên. Không chỉ gây đau ở vùng cổ hoặc thắt lưng mà còn lan xuống tay chân. Đặc biệt là khi vận động hoặc làm việc nặng.

Teo cơ

Tổn thương sau khi bị chèn ép sẽ làm giảm lưu thông máu đến các cơ. Lâu dần sẽ khiến cơ mất dần chất dinh dưỡng, làm giảm sức mạnh cơ bắp. Giảm khả năng vận động của người bệnh.

Rối loạn cảm giác

Những vùng da ở vị trí tương ứng với vùng rễ dây thần kinh thường có cảm giác nóng lạnh và mất đi cảm giác tê bì chân tay.

Gây tê liệt, tàn phế

Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm nhất chính là tàn phế.

Hội chứng đau khập khiễng cách hồi 

Một dạng đau rễ thần kinh ngắt quãng, hội chứng này chỉ xuất hiện khi người bệnh đi được một đoạn đường thì không thể tiếp tục di chuyển, và buộc phải nghỉ ngơi một lúc thì mới có thể tiếp tục.

Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

Bác sĩ sẽ tiến hành các bước khám lâm sàng, thăm hỏi tiền sử để biết được diễn tiến của bệnh. Yêu cầu thực hiện các chẩn đoán hình ảnh:

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm 

Cách điều trị hiện nay chủ yếu là nội khoa, như sử dụng thuốc giảm đau, chống co thắt cơ vân, chống viêm…. 

Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ khám sẽ chỉ định thuốc. Bạn không nên tự mua thuốc để điều trị. Hầu hết các loại thuốc trị bệnh này đều có tác dụng phụ bất lợi cho một số trường hợp có kèm theo bệnh hen suyễn, dạ dày, tăng huyết áp…

Ngoài ra, có thể áp dụng điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu như 

Nếu bệnh nặng không thể điều trị nội khoa, bác sĩ có thể điều trị ngoại khoa nhưng hạn chế tùy theo sức khỏe bệnh nhân.

Các phương pháp ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm

Một số phương pháp ngăn ngừa bạn có thể áp dụng như:

Bạn có thể hạn chế những diễn tiến của bệnh bằng cách thực hiện những thói quen và chế độ sinh hoạt sau đây:

Khi nào cần gặp bác sĩ

Chủ động trang bị sẵn kiến thức là phương pháp giúp quá trình phát hiện và điều trị bệnh tốt hơn. Cho bản thân và người thân xung quanh bạn.

Nếu không được điều trị đúng, sớm thì thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, hãy đến phòng khám càng sớm càng tốt khi cảm thấy dấu hiệu đau dai dẳng. 

Bài viết đã cung cấp cho các bạn thông tin cơ bản về bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nghi ngờ, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên môn. Để được tư vấn và điều trị kịp thời bạn nhé.

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Thoái hóa cột sống, Bệnh viện 108, Booking Care

Exit mobile version