Site icon Medplus.vn

Thồm lồm gai – ” Khắc Tinh ” của bệnh Da liễu

Theo Đông y, thồm lồm gai có vị chua, tính mát, có công dụng giải nhiệt, tiêu độc, dùng chữa viêm da, mụn nhọt, lở ngứa, sốt rét, kiết lỵ. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Thồm lồm gai, Rau má ngọ, Giang bản quy, Rau sông chua dây, Chua me gai

Tên khoa học: Polygonum perfoliatum L.

Họ: Polygonaceae (Rau răm)

1. Đặc điểm dược liệu

Thồm lồm gai thuộc loại cây thảo, mọc dựa hoặc leo và sống lâu năm. Có thân hình trụ màu tía, nhẵn và có gai quặp, ít ở gốc và nhiều ở ngọn.

Lá hình tam giác, thường mọc so le, dài khoảng 9 – 11cm và rộng từ 3 – 6cm. Có gốc bằng và nhọn dần về phía đầu, có cuống lá dài 3 – 5 cm. Cuống được phủ đầy gai móc, hơi đính vào trong phiến gần gốc lá. Cụm hoa thường mọc ở ngọn thành bông ngắn, lá bắc mỏng, hẹp, tỏa rộng.

Hoa có màu trắng, bao hoa có 5 mảnh dạng cánh và nhị 8. Quả có 3 rãnh dọc, khi chín thì có màu đen, được bao bọc bởi bao hoa tồn tại. (không copy dưới mọi hình thức).

2. Phân bố

3. Bộ phận dùng

Toàn cây được sử dụng để làm thuốc.

4. Chế biến

Sau khi thu hái về, đem rửa sạch và thường được dùng tươi.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Theo các nhà khoa học thì trong thồm lồm gai có chứa indican, persicarin, acid p. coumaric, acid ferulic, acid citronelic. Acid 3, 3′ – dimethylelagic.

2. Tính vị

Theo đông y, thồm lồm gai có vị chua, đắng, có tính mát và không có độc, có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu độc, khỏi ngứa.

3. Công Dụng

Sâu quảng, lở vành tai, viêm tai giữa, mụn nhọt (Lá giã lấy nước bôi hoặc nhỏ). Rắn cắn, trĩ, lỵ, viêm phế quản, ho gà, viêm thận, eczema, hecpet mọc vòng, viêm mủ da.

4. Liều dùng

30-40g/ 1 ngày, có khi hơn, dùng luôn trong 3-4 tháng. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Điều trị các bệnh ngoài da như Chốc đầu, viêm da cơ địa:

Có hai cách dùng đó là dùng cây tươi và dùng chiết xuất cao thồm lồm (1).

  1. Dùng cây tươi: Vệ sinh da bằng các dung dịch sát khuẩn như nước muỗi pha loãng hoặc oxi già, sau đó dùng cây tươi giã nát, ép lấy nước bôi vào các vùng da bị mẩn ngứa, viêm nhiễm.
  2. Dùng cao: Cao thồm lồm được điều chế như các loại cao dược liệu thông thường, nên cô cao dưới dạng cao lỏng, sau đó lấy cao này bôi vào các vùng da bị viêm ngứa (Lưu ý trước khi bôi cần sát khuẩn da bằng các dung dịch sát khuẩn).

2. Điều trị viêm tai

Dùng cao lỏng, lấy bông tai chấm cao bôi và vệ sinh bên trong tai, hoặc dùng nước ép cây tươi chấm bông gòng để bôi. Mỗi ngày nên bôi 1 đến 2 lần.

3. Điều trị kiết lỵ, viêm họng

Lấy toàn cây gồm thân lá thồm lồm phơi khô, sao vàng hạ thổ sắc uống. Liều dùng khoảng 15g cây khô, sắc với khoảng 400ml nước, đun cạn lấy 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.

4. Chữa mụn nhọt

Lá thồm lồm gai 20g, lá khổ sâm 10g, sắc với nước, ngày uống 2 lần. Đồng thời, giã nhuyễn lá thồm lồm gai đắp lên chỗ bị mụn nhọt, ngày đắp 2 lần đến khi khỏi.

5. Chữa lở ngứa

Lá thồm lồm gai 20g, kinh giới 15g, rau sam 15g, hoa kim ngân 8g. Cho tất cả các vị vào nồi nấu nước để tắm. Ngày tắm 2 lần đến khi khỏi.

6. Chữa viêm nang lông

Dùng thồm lồm gai 20g, bồ công anh 15g, sắc uống trong ngày. Kết hợp thuốc bôi ngoài: Thồm lồm gai 2 phần, ô tặc cốt (mai mực) 1 phần, hai thứ tán thành bột mịn, trộn với dầu vừng, dùng bông chấm thuốc bôi lên chỗ bị viêm nang lông, 3 – 4 lần trong ngày.

7. Hỗ trợ điều trị xơ gan

thồm lồm gai 20g, nhân trần 15g, kim tiền thảo 10g, cỏ seo gà 10g, mộc hương 10g, đại phúc bì 10g, hoàng liên 6g, thổ phục linh 12g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng 10 ngày là một liệu trình.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Sử dụng liều lượng dược liệu vừa đủ để đạt hiệu quả tốt nhất

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version