Site icon Medplus.vn

Thóp ở trẻ và 6 điều bạn quan tâm

Trẻ sơ sinh được sinh ra với các vùng mềm và mở trên đầu được gọi là thóp hoặc điểm mềm. Mặc dù có vẻ kỳ lạ khi hộp sọ của trẻ sơ sinh không được hình thành hoàn toàn khi mới sinh, nhưng các thóp lại phục vụ các chức năng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của bé.

Hãy cùng Medplus tìm hiểu lý do tại sao các thóp lại quan trọng, cách chăm sóc, khi chúng đóng lại và những gì cần làm nếu bạn lo lắng thông qua bài viết dưới đây.

Thóp ở trẻ và những điều bạn quan tâm (Hình ảnh minh họa)

1. Thóp là gì?

Thóp là một khe hở trong hộp sọ của trẻ, nơi các xương chưa phát triển cùng nhau.

Thóp là một khe hở trong hộp sọ của trẻ (Hình ảnh minh họa)

Mặc dù chúng có vẻ trông giống như những vùng chưa phát triển trên đầu của bé, nhưng thóp thực sự là một phần quan trọng đối với sự phát triển bình thường của trẻ sơ sinh.

2. Các điểm thóp ở trẻ

Hầu hết mọi người đều biết về điểm mềm lớn trên đỉnh đầu của trẻ sơ sinh, nhưng thực tế chúng có nhiều hơn một. Một đứa trẻ sơ sinh có hai thóp:

3. Khi nào thì thóp của trẻ sẽ đóng lại?

Xương sọ không đóng lại hoàn toàn trong thời thơ ấu vì não vẫn cần chỗ để phát triển. Tuy nhiên, một khi xương phát triển đến mức lấp đầy khoảng trống, thóp được coi là đã đóng lại.

Các thóp sẽ đóng theo thứ tự sau:

Danh sách trên là phạm vi thời gian đóng trung bình của thóp. Chúng có thể đóng sớm hơn hoặc muộn hơn, và điều này hoàn toàn bình thường.

4. Chăm sóc cơ thể bé của bạn

Mặc dù việc chăm sóc các thóp của con bạn không phức tạp, nhưng bạn vẫn cần phải biết những gì cần theo dõi và những gì được xem là điều bình thường.

Dưới đây là một số điều bạn nên biết.

Mặc dù điểm mềm là khoảng trống giữa các xương sọ, một lớp màng cứng chắc chắn bên ngoài lỗ này sẽ bảo vệ mô mềm và não bên trong. Vì vậy, bạn có thể:

Như đối với tất cả các khía cạnh khác của việc chăm sóc trẻ sơ sinh của bạn, hãy luôn đảm bảo chăm sóc bé một cách nhẹ nhàng. Miễn là bạn không tạo áp lực lên chỗ mềm của trẻ, bạn không cần lo lắng rằng bạn đang làm tổn thương trẻ.

5. Những mối quan tâm về điểm mềm

Các thóp có thể cung cấp cho bạn những biểu hiện về sức khỏe của con bạn. Dưới đây là ý nghĩa của một số thay đổi trong thóp của chúng.

5.1. Lõm xuống

Thóp hơi cong vào trong là điều bình thường. Tuy nhiên, thóp lõm xuống đầu bé có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước, xảy ra khi không uống đủ chất lỏng hoặc mất nhiều chất lỏng hơn so với lượng chất lỏng mà chúng đang hấp thụ.

Bé có thể bị mất nước nếu chúng:

Các dấu hiệu mất nước khác bao gồm không bài tiết đủ nước tiểu, buồn ngủ quá mức, khó chịu, khô miệng và khóc không ra nước mắt.

Mất nước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được coi là một cấp cứu y tế.

5.2. Phồng lên

Như đã nói ở trên, thóp của trẻ hơi nhô lên khi trẻ quấy khóc hoặc nôn trớ là điều bình thường. Cả hai hành động này đều làm tăng áp lực bên trong hộp sọ trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, nếu thóp của trẻ tiếp tục phồng lên khi trẻ ngừng khóc, hoặc cảm thấy sưng và cứng khi trẻ đang nghỉ ngơi, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe.

Thóp phồng có thể có nghĩa là có sự tích tụ chất lỏng hoặc sưng tấy trong não. Đây là những tình trạng nguy hiểm cần được điều trị y tế ngay lập tức.

5.3. Trở nên rất lớn

Một điểm mềm lớn bất thường hoặc không đóng lại trong khung thời gian dự kiến có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như suy giáp, hội chứng Down hoặc còi xương (tình trạng do thiếu vitamin D) .

Nếu bạn lo lắng rằng chỗ mềm của bé vẫn chưa đóng lại sau khoảng 1 tuổi, hãy liên lạc với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.

Bác sĩ nhi khoa của bạn sẽ theo dõi thóp của con bạn từ khi sinh ra thông qua mọi cuộc hẹn khám sức khỏe cho trẻ cho đến khi chúng được đóng lại. Nếu bạn lo lắng về kích thước hoặc hình dạng của chúng, hãy nói lên mối quan tâm của bạn.

5.4. Đóng quá sớm

Mặc dù rất hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra trường hợp các thóp đóng quá sớm. Đôi khi không thể dễ dàng cảm nhận được các điểm mềm và có vẻ như đã đóng lại, nhưng chúng vẫn mở.

Sự hợp nhất sớm của các xương hộp sọ là một tình trạng được gọi là craniosynostosis (dính khớp sọ hoặc hẹp sọ). Cả sự phát triển của não bộ và hình dạng đầu của trẻ đều có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.

Một kết quả khác của việc xương sọ kết hợp quá sớm có thể là áp lực tích tụ bên trong hộp sọ của trẻ. Trong nhiều trường hợp cần phải phẫu thuật để giảm áp lực và cho phép não phát triển bình thường.

6. Dáng đầu

Các thóp đóng một vai trò quan trọng trong định hình dáng đầu của em bé. Vì có không gian để xương di chuyển trong năm đầu đời nên bất kỳ áp lực nào lên hộp sọ đều có thể ảnh hưởng đến hình dạng của nó. Hai vấn đề về dáng đầu thường gặp là:

6.1. Dáng đầu bị chèn thành hình nón

Khoảng thời gian đầu của em bé nằm trong ống sinh và mức độ áp lực lên hộp sọ có thể xác định đầu của em bé trông như thế nào sau khi sinh.

Đặc biệt nếu bạn sinh thường qua đường âm đạo lâu hoặc khó, đầu của bé có thể có hình nón hoặc thậm chí là nhọn. Tuy nhiên, trong vòng một vài ngày, nó sẽ chuyển thành hình dạng tròn hơn.

6.2. Dáng đầu phẳng

Cho đến khi các thóp đóng lại và các xương của hộp sọ liên kết với nhau, hình dạng đầu của trẻ có thể thay đổi.

Nếu em bé của bạn nằm ngửa khi ngủ và ngồi trên ghế ô tô trong thời gian dài trong khi thức, phần sau đầu của bé có thể bị phẳng, một tình trạng được gọi là tật đầu gối do tư thế.

Để tránh áp lực kéo dài lên một vùng trên đầu của bé, hãy thay đổi tư thế của chúng thường xuyên trong ngày. Đặt con bạn nằm ngửa khi ngủ, nhưng sau đó cho phần đầu của chúng nghỉ ngơi khi chúng thức dậy.

Thỉnh thoảng hãy đổi tư thế nằm cho bé (Hình ảnh minh họa)

Bạn có thể thử một số tư thế sau để giảm nhẹ phần sau đầu của con bạn:

Các bác sĩ thường sẽ theo dõi thóp của bé ngay sau khi được sinh ra. Việc bạn có kiến thức về vấn đề này sẽ giúp bạn bớt lo lắng và trở nên tự tin hơn khi chăm con. Tuy nhiên, nếu bạn có bất cứ vấn đề hoặc lo lắng gì về sự bất thường ở thóp nói riêng hoặc sức khỏe của bé nói chung, hãy liên lạc với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác hơn.

Nguồn tham khảo: A Guide to Your Baby’s Soft Spinots or Fontanelles

Bài viết có liên quan:

Exit mobile version