Site icon Medplus.vn

Thốt nốt – Trị bách bệnh với dược liệu ngàn năm

3 thot not 2 - Medplus

Thốt Nốt luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Thốt nốt, Thốt lốt

Tên khoa học: Borassus flabellifer L.

Họ: Arecaceae (Cau)

1. Đặc điểm dược liệu

Thốt nốt là cây có thân dạng cột và được chia làm từng khoanh ngắn, độ cao có thể lên tới 30m. Trên phía ngọn của cây sẽ có một tán lá xòe rộng.

Lá cây có cuống to dài và có gai, phiến hình quạt tua chẻ làm 2 ở phần đầu. Mặt lá có màu xanh đậm và bong mỡ ra tương tự như tàu lá cọ.

Cụm hoa của cây là những buồng mo. Buồng đực mang nhánh có chứa nhiều hoa hơn so với buồng cái. Buồng cái mặc dù có ít hoa nhưng hoa lại lớn hơn.

Quả của cây là dạng bạch tròn có màu nâu sẫm, chứa 3 hạt hóa gỗ dẹp và có một lỗ thủng ở phía đỉnh. Cây đực thường không có quả nhưng vẫn có hoa. Và phần hoa của cây đực thường ra được khoảng 1 tháng thì teo lại.

2. Bộ phận dùng

Cuống của cụm hoa, dịch cây và rễ là những phần được sử dụng phổ biến để làm vị thuốc.

3. Phân bố

Loại dược liệu này được trồng tương đối nhiều ở Ấn Độ, Campuchia, Lào… Ở nước ta, cây thốt nốt được trồng phổ biến nhất ở các tỉnh miền Nam, nhiều nhất là từ Tây Ninh cho đến vùng Đồng Tháp, Kiên Giang.

4. Thu hái và sơ chế

Các bộ phận của cây thốt nốt có thể thu hái quanh năm. Đối với cụm hoa, người ta sẽ cắt 1 đoạn đầu hoa khoảng bằng đốt ngón tay rồi buộc ống vào. Để trong suốt 1 đêm thường sẽ thu được khoảng 1 lít nước thốt nốt.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Mỗi bộ phận của cây sẽ có chứa những thành phần hóa học cụ thể như sau:

2. Tính vị

Các tài liệu y học cổ cho rằng phần rễ cây có vị ngọt và tính bình.

3. Quy kinh

Hiện chưa tìm thấy tài liệu ghi chép.

4. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

5. Cách dùng – liều lượng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng các bộ phận của cây với liều lượng khác nhau. Cách dùng phổ biến nhất là sắc với nước trên lửa nhỏ để uống trong ngày.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc nhuận tràng

Đây là một trong những bài thuốc mẹo được áp dụng rất phổ biến từ lâu đời. Vào buổi sáng sớm, cắt cụm hoa của cây rồi lấy phần nước chảy ra từ bộ phận này.

Dùng nước thu được uống trực tiếp không chỉ có tác dụng giải khát mà còn giúp nhuận tràng và ngăn ngừa chứng táo bón. Bởi trong nước chiết từ cụm hoa thốt nốt có một số thành phần được cho là hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.

2. Bài thuốc trị giun đũa

3. Hỗ trợ điều trị viêm họng

Mỗi ngày lấy 1 miếng nhỏ đường thốt nốt để ngậm và nuốt. Loại đường này có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và giữ cho họng không bị khô rát.

Ngậm đường thốt nốt là cách đơn giản giúp đẩy lùi dần triệu chứng sưng đau do viêm họng gây ra.

4. Bài thuốc lợi tiểu

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Thốt nốt mặc dù được cho là dược liệu có nhiều công dụng tốt trong điều trị bệnh nhưng bạn hãy luôn cẩn trọng khi dùng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

Exit mobile version