Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng giai đoạn độ tuổi giúp các mẹ có thêm nhiều sự lựa chọn cho trẻ ăn dặm phù hợp. Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được nhiều người mẹ Việt Nam áp dụng cho trẻ, với mục đích giúp bé làm quen với mùi vị cũng như phát triển vị giác, phát triển kỹ năng nhai và giúp bé thấy thú vị với bữa ăn của mình. Nếu bạn đang băn khoăn phương pháp ăn dặm kiểu nhật là gì, ưu điểm của ăn dặm kiểu nhật, cách xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm kiểu nhật như thế nào hợp lý, thì không thể nào bỏ qua chia sẻ của chúng tôi dưới đây đâu nhé.
1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Ở nước ta, mọi người thường cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 3, còn ở Nhật Bản, cha mẹ sẽ cho trẻ ăn dặm từ khoảng 100 ngày sau khi trẻ ra đời. Mục đích của phương pháp ăn dặm này là giúp kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ làm quen dần với mùi vị thực phẩm.
Nếu như cách ăn dặm truyền thống thường dựa trên tình hình sức khỏe và sự phát triển của trẻ để quyết định số lượng bữa ăn, đa phần sẽ từ 3 bữa đến 5 bữa ăn và kết hợp cho trẻ bú sữa mẹ thì trái lại, ở Nhật Bản, mẹ chỉ cho trẻ ăn dặm 1 lần vào 1 giờ cố đình trong ngày kết hợp cùng quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Khi nói đến cách ăn dặm kiểu Nhật, chúng ta cần ghi nhớ những điều sau:
- Ở những ngày đầu khi mới ăn dặm, chúng ta sẽ nấu cháo thật loãng, sau đó sẽ tăng độ đặc của cháo lên theo sự phát triển của trẻ.
- Chất lượng bữa ăn phải hội tụ 3 nhóm chất chính là tinh bột, chất đạm và vitamin.
- Không sử dụng gia vị trong món ăn vì khi này trẻ mới khoảng 3 tháng tuổi – một độ tuổi còn quá nhỏ, tất cả các bộ phận, cơ quan trong người trẻ còn rất yếu, nhất là hệ tiêu hóa trẻ rất nhạy cảm. Chính vì vậy, nếu chúng ta nêm nếm gia vị quá cay, quá ngọt, hoặc quá mặn đều gây kích ứng dạ dày và ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.
- Cho bé ăn theo thời điểm cố định trong ngày.
- Khi bé lớn dần, cha mẹ sẽ tập cho con cách dùng thìa để ăn, cho bé được tự lập, chủ động trong cách ăn uống.
- Trong bữa ăn, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhẹ nhàng, từ tốn, tuyệt đối không la mắng, lớn tiếng làm trẻ sợ hãi mỗi khi ăn.
2. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo tháng tuổi
2.1. Trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi
Vào thời kỳ này, cha mẹ có thể cho trẻ ăn những loại thực phẩm chứa những nhóm chất gồm tinh bột, đạm và vitamin. Cụ thể là những loại thực phẩm sau đây: cháo, bánh mì, bún, lòng đỏ trứng, cá, sữa chua, cải bó xôi, cà chua, bí đỏ…
Lưu ý: Tất cả những loại thực phẩm trên phải đảm bảo chín mềm, nhuyễn để không gây tổn thương cho dạ dày trẻ.
2.2. Trẻ từ 7 đến 8 tháng tuổi
Cha mẹ vẫn cần phải đảm bảo lượng tinh bột chứa trong các loại thực phẩm như trong những tháng trước. Ngoài ra, chúng ta còn có thể bổ sung thêm ngũ cốc, yến mạch…Bổ sung chất đạm, vitamin có trong gan, gà, đậu, lòng trắng trứng và nấm.
2.3. Trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi
Thời kỳ này, chúng ta có thể cho trẻ dùng thêm thịt heo, bò, sò…
2.4. Trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi
Trẻ đã có thể dùng các món ăn như người lớn, chúng ta có thể tăng số lượng bữa ăn phụ lên để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
3. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật tham khảo
4. Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Đối với phương pháp ăn dặm theo kiểu truyền thống ở nước ta, cha mẹ thường cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày (từ 3 đến 5 bữa), các bữa ăn đôi khi có sự lặp lại thường xuyên sẽ rất dễ gây nhàm chán cho trẻ và dễ làm trẻ biếng ăn. Còn phương pháp áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật thường chỉ ăn duy nhất 1 bữa trong ngày. Các lần ăn sau sẽ tăng từ trạng thái lỏng sang đặc dần phụ thuộc vào tháng tuổi của trẻ tăng dần.
Do yêu cầu đặt ra trong nguyên tắc ăn uống khi cha mẹ cho trẻ ăn là bắt buộc phải ăn từ tốn, nhai kỹ, không vội vàng. Nhờ vậy, phương pháp này sẽ giúp trẻ học được kỹ năng nhai và giúp thực phẩm được tiêu hóa, hấp thụ tốt hơn.
Nguyên tắc tiếp theo mà người Nhật đặt ra trong khi cha mẹ cho trẻ ăn dặm là dạy cho trẻ cách dùng thìa từ nhỏ, nên trẻ sẽ tự lập trong ăn uống.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật sẽ thay đổi thành phần nguyên liệu món ăn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau, kích thích vị giác cho trẻ.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily