Site icon Medplus.vn

Thực phẩm cho trẻ 6 đến 12 tháng tuổi

Thực phẩm cho trẻ 6 đến 12 tháng tuổi

Thực phẩm cho trẻ 6 đến 12 tháng tuổi

Những loại thực phẩm cho trẻ 6 đến 12 tháng tuổi: Nhiều bà mẹ lần đầu tiên có con thường rất băn khoăn về cách chọn thực phẩm phù hợp cho bé cưng nhà mình. Hiểu được những lo toan và trăn trở đó, hôm nay chuyên mục chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách sẽ chỉ ra tất tần tật những thứ nên và không nên để đảm bảo cho con yêu một sức khỏe cùng sự phát triển bền vững nhất, tránh được những tác nhân gây hại không tốt đến từ các loại thực phẩm không có lợi cho con trong độ tuổi từ 6 tới 12 tháng.

1. 7 loại thực phẩm mẹ nên bổ sung cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

1.1. Sữa mẹ

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ nhỏ. Do đó, kể cả khi bé hấp thu dinh dưỡng từ các nguồn bên ngoài, mẹ vẫn nên duy trì cho bé bú 18-24 tháng tuổi. American Academy of Pediatrics (AAP) khuyên nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ tối thiểu ít nhất trong 4 tháng đầu. Tốt nhất là trong 6 tháng. Tổ chức này cũng khuyến cao nên tiếp tục cho bé bú trong suốt năm đầu tiên và lâu hơn bởi sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé trong giai đoạn này. Tuổi tốt nhất cho bé: Sơ sinh và lâu hơn.

1.2. Bơ

Bơ là một trái cây tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng cho những đứa trẻ. Bởi vì chúng chứa lượng lớn chất béo không bão hòa (loại chất béo rất tốt), hương vị nhẹ nhàng nên trẻ dễ ăn. Cách chuẩn bị rất đơn giản: Trộn và nghiền nát quả bơ chín với 1 ít sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi nhuần nhuyễn. Tuổi tốt nhất bổ sung ngũ cốc giàu chất sắt: Trên 6 tháng tuổi.

1.3. Thịt

Các loại thịt như thịt gà, cừu, bò là nguồn tuyệt vời chứa protein, cũng như sắt, riboflavin, niacin, vitamin B6, kẽm. Chú ý cần xay nhuyễn để trẻ dễ nuốt và hấp thu. Theo tạp chí dinh dưỡng trẻ em (Mỹ), thịt cho trẻ cần phải dùng máy xay, không nên băm vì kể cả băm nhỏ thì trẻ cũng rất khó ăn và dễ gây sặc. Hãy thử trộn với một ít sữa mẹ và rau xanh để xay. Tuổi tốt nhất ăn thịt: Từ 7-10 tháng trở lên.

1.4. Sữa chua

Sữa chua (nên chọn loại không pha hương vị) bổ sung một dạng protein khác cho cơ thể của bé, đồng thời chứa canxi và cải thiện hệ vi sinh đường ruột. Nhiều người thường nhầm lẫn sữa chua làm từ sữa bò là trẻ dễ hấp thu nhất. Nhưng thực tế là không phải như vậy. Khi lên men, protein đã được cắt thành dạng protein giúp trẻ dễ hấp thu. Tuổi tốt nhất cho trẻ uống sữa chua: 9 tháng tuổi trở lên, Tuổi tốt nhất cho Cheerios: 9 tháng tuổi trở lên.

1.5. Ngũ cốc

Trẻ được sinh ra sẵn có nguồn sắt từ mẹ truyền qua nhau thai. Nhưng theo thời gian nó sẽ bị cạn kiệt dần sau. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng bổ sung thực phẩm giàu sắc cho bé từ 6 tháng là cần thiết. Trong bột yến mạch, lúa mạch chứa nhiều sắt nên các mẹ có thể lựa chọn cho bé. Tuổi tốt nhất bổ sung ngũ cốc giàu chất sắt: 4-6 tháng.

1.6. Khoai lang

Khoai lang rất phù hợp với dinh dưỡng của bé. Theo The Best Homemade Baby Food on the Planet, khoai lang là thực phẩm tốt nhất cho bé. Tại sao? Khoai lang rất giàu beta-carotenen, khi vào cơ thể được chuyển thành vitamin A – một chất rất quan trọng cho sự phát triển của mắt, da, hệ miễn dịch và sự phát triển bình thường của trẻ. Ngoài ra, khoai lang mềm, dễ ăn nên nhiều trẻ rất thích. Tuổi tốt nhất ăn khoai lang: Trên 6 tháng tuổi.

1.7. Củ cải đường

Củ cải đường là một nguồn dinh dưỡng đặc biệt. Ruggiero – chuyên gia dinh dưỡng trẻ em Mỹ – cho biết nói. “Củ cải đường là nguồn cung cấp acid folic, kali và beta-carotene cần thiết cho sự phát triển của trẻ”. Nướng hoặc hấp cho đến khi củ cải đường mềm và sau đó nghiền nát nhỏ cho trẻ. Tuổi tốt nhất nên ăn củ cải đường: 11 tháng tuổi trở lên.

Thực phẩm cho trẻ 6 đến 12 tháng tuổi

2. 14 loại thực phẩm mẹ không nên bổ sung cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

Bên cạnh những thực phẩm nên cho ăn thì trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh nếu bạn không để ý thì những thực phẩm sau sẽ không có lợi cho bé đâu nhé. Mala.vn xin phép đưa ra danh sách những thực phẩm không tốt cho trẻ bên dưới đây:

2.1. Mật ong

Nhiều mẹ sẽ rất ngỡ ngàng vì từ trước đên nay, mật ong luôn được coi là loại thực phẩm – dược phẩm “gia truyền” rất tốt có thể chữa trị được nhiều bệnh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên đối với trẻ trong độ tuổi sơ sinh thì mật ong là loại thực phẩm rất nguy hiểm bởi vì mật ong có chứa một số bào tử ngộ độc có thể gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ. Trong khi đó ở độ tuổi này, hệ thống tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn chỉnh các chức năng để có thể đối phó với các bào tử bệnh ngộ độc. Do đó các mẹ tuyệt đối không cho con sử dụng mật ong trong độ tuổi dưới 1 tuổi.

2.2. Sữa bò

Trong sữa bò có chứa rất nhiều protein mà hệ thống tiêu hóa còn non nớt của trẻ không thể tiêu hóa được. Do đó trong giai đoạn này nếu mẹ cung cấp sữa bò cho con, có thể sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Sữa bò cũng chứa một số khoáng chất khác nhau có thể gây hại đến thận của bé khi các bộ phận trong cơ thể vẫn còn yếu kém và trong giai đoạn đầu của sự phát triển.

2.3. Dâu

Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn của gia đình, tuy nhiên lại không phải của bé. Dâu không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.

2.4. Trái cây ép

Trong nước ép chứa nhiều đường và mất đi nhiều chất dinh dưỡng khác mà chỉ có trong trái cây nguyên vẹn. Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, một vài trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước ép hoa quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy. Bé sau 6 tháng tuổi có thể được thử dùng nước hoa quả trong bữa ăn của mình. Bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 1-2 ounce/ngày (1ounce = 28.35g). Khi bé lớn hơn một chút có thể cho bé uống 4 ounce/ngày. Nước hoa quả cần được ép từ thực phẩm tươi ngon, sạch. Không nên cho trẻ uống nước hoa quả công nghiệp hoặc quá ngọt như sô đa chẳng hạn.

2.5. Thực phẩm nhiều chất xơ

Trẻ nhỏ phát triển nhanh do đó rất cần được cung cấp nhiều calo và các chất dinh dưỡng từ một lượng nhỏ thực phẩm hàng ngày. Các loại đồ ăn giàu xơ như hoa quả và rau xanh thì tốt cho em bé. Tuy nhiên, bé cần tránh những loại đồ ăn có hàm lượng xơ quá cao như bánh mỳ đen, một số loại bánh mỳ giàu xơ. Những loại thực phẩm này khiến bé no bụng quá nhanh, khiến bé chán những món khác và làm giảm hấp thu một số chất dinh dưỡng quan trọng như canxi và sắt. thực phẩm giàu kẽm

2.6. Pate

Nên tránh cho trẻ dưới 1 tuổi ăn pate bởi pate gồm có cả pate thực vật, chúng có thể chứa vi khuẩn listeria dẫn tới ngộ độc thực phẩm cho trẻ.

2.7. Nho và các thực phẩm cứng

Các loại hạt, bỏng ngô, nho cả quả, rau củ sống, nho khô, bánh kẹo, hoa quả khô, các loại hạt nhỏ nhưng cứng thì nên tránh cho bé ăn bởi chúng là nguy cơ gây nghẹt thở hàng đầu ở bé. Các mẹ nên cắt thật nhỏ và nấu thức ăn cho bé tới khi chín mềm mới được cho bé ăn.

2.8. Bơ lạc (đậu phộng)

Các kết cấu của bơ lạc (đậu phộng) thường rất khó khăn trong việc nuốt. Trẻ có thể bị hóc hoặc nghẹn khi các mẹ cho con ăn loại thực phẩm này. Do đó đối với trẻ trong độ tuổi từ 6-12 tháng, các mẹ không nên cung cấp bơ lạc cho con trong các bữa ăn.

2.9. Muối

Lúc này cơ thể của trẻ sơ sinh chưa đủ mạnh để chấp nhận bất kì hương vị mặn từ muối, nó có thể khiến thận của bé gặp nguy hiểm. Cho nên trong chế độ ăn của con mình, các mẹ tuyệt đối không nên cho muối vào thức ăn của trẻ.

2.10. Trứng

Trứng chứa nguồn protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào, tuy nhiên trứng lại là món ăn rất dễ gây dị ứng cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn trứng sống hoặc trứng chưa chín kỹ. Có thể cho trẻ ăn trứng nhưng các mẹ phải đảm bảo trứng được luộc chín kỹ cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý, chỉ cho trẻ ăn lòng đỏ trứng thôi nhé, vì các protein trong lòng trắng trứng có thể làm bé bị dị ứng hoặc dị ứng phát triển trong tương lai.

2.11. Hải sản có vỏ

Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc,…là thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy, bác sỹ đặc biệt khuyên các mẹ chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không nhé.

2.12. Một số loại cá không tốt cho trẻ

Các mẹ cần tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá maclin,…bởi thủy ngân có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.

2.13. Một số loại phômai không tốt cho trẻ dưới 1 tuổi

Các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng phômai mềm nhé, bởi trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria rất cao. Tuy nhiên, các mẹ có thể thay thế phômai mềm bằng phômai cứng và kem phômai, vừa an toàn với trẻ, lại vừa là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời.

2.14. Khoai tây chiên

Không có gì ngạc nhiên khi 8/10 đứa trẻ đều khoái ăn món khoai tây chiên. Tuy nhiên, rắc rối là khoai tây chiên chứa rất nhiều chất béo và calo có thể gây viêm dạ dày và béo phì. Hơn nữa, trong thành phần món ăn này chứa lượng muối nhiều hơn so với quy định nên khi tiêu thụ quá nhiều sẽ không tốt cho sự phát triển xương, dẫn đến các bệnh về tim mạch.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version